Page 99 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 99
bắt đầu cách tiếp cận theo hướng sinh học, tức là nghiên cứu về sự sống [44] .
Liệu pháp ý nghĩa xe, lương tâm như một người nhắc nhở và trong những
trường hợp cần thiết, lương tâm sẽ chỉ ra hướng đi cho chúng ta. Để thực
hiện được điều này, lương tâm phải áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống các giá
trị vào một hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên, ta không thể chấp nhận và kế tục
những giá trị này bằng ý thức chủ quan của mình, bởi vì bản thân con người
chúng ta đã có sẵn những giá trị ấy rồi. Các giá trị đã kết tinh trong quá trình
tiến hoá của loài người; chúng được hình thành trong quá khứ thông qua quá
trình tiến hoá và đã bắt rễ sâu trong chúng ta. Konard Lorenz có lẽ đã có ý
tưởng như vậy khi ông phát triển khái niệm về một priori [45] sinh học, và
gần đây khi hai chúng tôi trao đổi về quan điểm của tôi trên phương diện
sinh học về quy trình hình thành các giá trị nhân bản, ông đã đầy nhiệt tình
bày tỏ sự tán đồng của mình. Trong bất cứ trường hợp nào, nếu việc nhận
biết về giá trị nhân bản của con người là một dạng nhận thức tiền suy
ngẫm [46] thì chúng ta có thể thừa nhận rằng nó là một đặc điểm sinh học di
truyền của con người.
Theo liệu pháp ý nghĩa, có ba con đường mà qua đó con người sẽ đạt đến
ý nghĩa cuộc sống. Đầu tiên là bằng cách tạo ra một việc gì đó hoặc làm một
điều gì đó. Con đường thứ hai là hãy trải nghiệm một việc nào đó hoặc gặp
một người nào đó, tức là ý nghĩa có thể được tìm thấy không chỉ trong công
việc mà còn trong tình yêu. Theo đó, Edith Weisskopf-Joelson đã quan sát
thấy rằng “khái niệm trải nghiệm cũng có giá trị như một thành công là một
phương pháp điều trị bởi vì nó cân bằng mức độ chênh lệch của chúng ta
giữa sự thành đạt bên ngoài với trải nghiệm do thế giới nội tâm đem lại” [47] .
Thế nhưng điều quan trọng nhất là con đường thứ ba dẫn tới ý nghĩa cuộc
sống: ngay cả một nạn nhân đơn độc trong tình huống vô vọng, khi đối diện
với một số phận mà anh ta không thể thay đổi, cũng có thể tự vượt lên chính
mình, trưởng thành hơn, và qua đó thay đổi bản thân. Người đó có thể biến
bi kịch cá nhân thành một thành tựu. Một lần nữa, chính Edith Weisskopf-
Joelson mà tôi đã đề cập ở phần trên đã thể hiện hy vọng rằng liệu pháp ý
nghĩa “có thể giúp giải quyết những xu hướng tiêu cực trong nền văn hoá
ngày nay ở Mỹ, nơi những người bất hạnh hầu như không có cơ hội để tự
hào về những đau khổ của mình, họ càng không thể xem những bất hạnh là
sự cao quý chứ không phải là sự thấp hèn” vì vậy “những người này không
chỉ cảm thấy bất hạnh mà còn xấu hổ vì sự bất hạnh của mình”.
Trong suốt một phần tư thế kỷ, tôi đã điều hành khoa thần kinh của một
bệnh viện đa khoa và chứng kiến năng lực của nhiều bệnh nhân đã chuyển
những tình huống cam gio thành sự trưởng thành của bản thân.