Page 96 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 96

Trong thực tế, ma tuý là một biểu hiện của một hiện tượng phổ biến hơn -
           đó là cảm giác vô nghĩa, bắt nguồn từ sự thất vọng của con người trước các
           yêu cầu về sự tồn tại của bản thân trong cuộc sống, và cảm giác trống rỗng

           này đã trở thành một hiện tượng toàn cầu trong xã hội công nghiệp. Ngày
           nay, không chỉ có các nhà tâm lý liệu pháp ý nghĩa than rằng cảm giác vô
           nghĩa là nguyên nhân khiến số người mắc chứng rối loạn thần kinh ngày
           càng  gia  tăng.  Theo  Irvin  D.  Yalom  thuộc  Đại  học  Stanford  đã  trình  bày
           trong cuốn Existential Psychotherapy: “Trong số 40 bệnh nhân liên tục được

           điều trị tại một phòng khám tâm thần, có 12 người (30%) gặp vấn đề về ý
           nghĩa cuộc sống (số liệu lấy từ sự đánh giá của bệnh nhân, đánh giá của bác

           sĩ, hoặc các thăm dò độc lập)        [33] . Ở hàng ngàn dặm phía Đông của bang Palo
           Alto (Hoa Kỳ), sự khác biệt chỉ có 1%; theo thống kê gần đây nhất thì 29%
           dân số ở thành phố Vienna nói rằng họ không biết ý nghĩa cuộc sống của
           mình.


               Hiểu một cách đơn giản, cảm giác vô nghĩa thường xuất hiện ở những
           người có đủ điều kiện để sống nhưng không có lý do để sống; họ có phương
           tiện  sống  nhưng  không  có  mục  đích  sống.  Chắc  chắn  rằng  một  số  người

           thậm chí còn không có cả phương tiện sống. Cụ thể, tôi nghĩ về rất nhiều
           người hiện nay không có việc làm. 50 năm trước, tôi xuất bản một công trình

           nghiên cứu    [34]  về một loại trầm cảm đặc biệt ở những trường hợp bệnh nhân
           còn trẻ mà tôi gọi là “rối loạn thần kinh do thất nghiệp”. Tôi có thể chỉ ra
           rằng sự rối loạn này thực sự bắt nguồn từ hai lần nhận thức sai lệch: thất
           nghiệp được xem như vô dụng, và vô dụng được xem như có một cuộc sống
           vô nghĩa. Kết quả là, bất cứ khi nào tôi thành công trong việc thuyết phục

           bệnh nhân tự tham gia vào hội thanh niên, học thêm, đến thư viện công cộng
           hay những nơi tương tự như thế - nói cách khác, miễn là họ có thể lấp đầy
           khoảng thời gian rảnh rỗi của mình bằng các hoạt động xã hội có ý nghĩa -

           thì sự trầm cảm của họ cũng biến mất mặc dù điều kiện kinh tế của họ vẫn
           không có gì thay đổi và họ vẫn sống trong cảnh thiếu thốn. Sự thật là con
           người không chỉ sống nhờ tiền bạc.

               Cùng với chứng rối loạn thần kinh do thất nghiệp xuất phát từ hoàn cảnh

           kinh tế xã hội, vẫn có nhiều loại trầm cảm khác do điều kiện tâm lý, sinh lý
           gây ra. Những trường hợp này sẽ được chỉ định dùng thuốc và trị liệu tâm lý.
           Tuy nhiên, chúng ta không nên xem thường các trường hợp có liên quan đến
           cảm giác vô nghĩa. Nhưng mặc dù cảm giác thấy mình vô nghĩa và trống

           rỗng không phải do bệnh lý gây ra, nhưng nó có dẫn tới phản ứng bệnh lý;
           nói cách khác, nó có khả năng là nguyên nhân gây bệnh. Hãy xem các triệu
           chứng rối loạn phổ biến ở thế hệ trẻ: có nhiều bằng chứng thực tế cho thấy
           rằng ba mặt của các triệu chứng này - trầm cảm, kích động, nghiện ngập -
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101