Page 91 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 91
hoàn cảnh. Như có lần tôi đã nói: “Với tư cách là giáo sư trong hai lĩnh vực
thần kinh và tâm lý học, tôi luôn nhận thức rõ ràng con người là chủ thể của
trạng thái sinh học, tâm lý và xã hội. Nhưng ngoài việc là giáo sư trong hai
lĩnh vực ấy, tôi còn là người sống sót qua bốn trại tập trung, nên tôi cũng đã
chứng kiến được những khả năng phi thường và tinh thần dũng cảm quật
cường của con người trong những tình huống tồi tệ nhất” [30] .
Lời bình về thuyết tiền định (Pan - Determinism)
Phân tâm học thường bị chỉ trích vì nó đề cao bản năng tình dục. Tôi
không chắc rằng sự phê phán này có thoả đáng hay không nhưng có một học
thuyết mà tôi thấy nó còn sai lầm và nguy hiểm hơn nhiều, đó là thuyết tiền
định. Tôi vẫn cho rằng con người không hoàn toàn bị lệ thuộc và bị định
đoạt bởi số phận mà ngược lại, còn tự quyết định về việc họ sẽ để hoàn cảnh
cuốn đi hay sẽ vượt qua chúng. Nói cách khác, con người vẫn là người quyết
định sau cùng. Con người không đơn giản tồn tại mà họ còn luôn quyết định
mục đích tồn tại của mình và quyết định cả về con người mà họ muốn trở
thành.
Tương tự, mỗi người đều có quyền tự do thay đổi quan điểm, lối sống của
mình bất kỳ lúc nào. Vì vậy, chúng ta có thể dự đoán tương lai của một
người dựa trên kết quả nghiên cứu thống kê được tiến hành trên nhóm; tuy
nhiên, không thể dự đoán được tính cách của cá nhân người đó. Bất kỳ dự
đoán tâm lý nào đều căn cứ trên các điều kiện sinh học, tâm lý hoặc xã hội.
Tuy nhiên, một trong những đặc trưng trong sự tồn tại của con người là khả
năng vượt lên trên những điều kiện đó để phát triển mạnh mẽ hơn. Con
người có khả năng biến đổi thế giới trở nên tốt đẹp hơn cũng như có thể thay
đổi chính mình để trở thành người ưu tú hơn.
Hãy để tôi chia sẻ với các bạn về trường hợp của Bác sĩ J. Hắn là người
duy nhất trên đời mà tôi không ngần ngại gọi là một con quỷ đội lốt người, là
hiện thân của quỷ Satan. Vào thời ấy, hắn được gọi là “kẻ giết người hàng
loạt của Steinhof” (bệnh viện tâm thần lớn nhất ở Áo). Khi bọn Đức quốc xã
bắt đầu thi hành chính sách “cái chết êm dịu”, hắn nắm tất cả đầu mối trong
tay và cuồng tín với công việc được giao đến nỗi hắn tìm mọi cách để không
một người bệnh tâm thần nào thoát khỏi phòng hơi ngạt. Sau chiến tranh, khi
trở lại Vieana, tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra với Bác sĩ J. “Hắn đã bị quân Xô
viết tống giam vào một trong các khu cách ly của Steinhof,” - họ nói với tôi.
“Tuy nhiên, ngày hôm sau cánh cửa trại mở và không ai còn có thể nhìn thấy
Bác sĩ J. nữa”. Sau đó, giống như những người khác, tôi tin rằng hắn đã đi
đến Nam Mỹ với sự giúp đỡ của các chiến hữu. Tuy nhiên, gần đây tôi đươc
một cựu nhân viên ngoại giao người Áo cho biết tin tức về hắn. Nhân viên