Page 90 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 90

và  cuối  cùng  bị  suy  yếu.  Trong  trường  hợp  may  mắn,  bệnh  nhân  không
           những thành công trong việc giễu cợt với nỗi lo sợ trong tâm trí mà còn hoàn

           toàn lãng quên điều bấy lâu vẫn ám ảnh tâm trí họ               [28] .

               Như đã thấy, chứng hồi hộp âu lo phải được khắc phục bằng suy nghĩ đảo
           nghịch; việc quá tập trung cũng như phản ứng thái quá phải được giảm thiểu.

           Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ, người bệnh cần hướng về một mong ước và
           nhiệm vụ cụ thể trong đời thì bệnh mới được chữa trị dứt điểm.

               Không phải sự lo lắng thái quá của người bệnh - thương xót hay phó mặc

           bản thân trước căn bệnh - phá hỏng quá trình chữa trị, mà phương thức chữa
           trị hiệu nghiệm nhất là bệnh nhân phải tự trải nghiệm suy nghĩ nghịch đảo và
           tự xác định ý nghĩa cuộc đời mình.


               Chứng rối loạn thần kinh tập thể

               Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ sẽ có chung một số biểu hiện về chứng rối
           loạn thần kinh tập thể, và ở mỗi thời kỳ cũng cần một phương pháp điều trị

           tâm lý riêng phù hợp        [29] . Như vậy, trạng thái tồn tại chân không (với biểu
           hiện như: chán nản, trầm cảm, nghiện ngập…) - nguyên nhân chủ yếu khiến
           chứng rối loạn thần kinh ngày càng gia tăng hiện nay - có thể được xem như
           một hình thái riêng của thuyết hư vô; bởi vì thuyết hư vô cho rằng sự tồn tại

           là vô nghĩa. Tuy nhiên, liệu pháp tâm lý sẽ không thể nào giải quyết được
           các biến thể của tình trạng tồn tại chân không trên bình diện rộng nếu nó
           không tách mình khỏi tầm ảnh hưởng của các xu thế đương thời trong triết lý

           hư vô; mặt khác liệu pháp tâm lý chủ yếu được sử dụng để mô tả triệu chứng
           của  chứng  rối  loạn  thần  kinh  trên  diện  rộng  chứ  nó  không  phải  là  một
           phương pháp điều trị. Do đó, liệu pháp tâm lý không chỉ phản ánh thuyết hư
           vô mà nó còn vô tình chuyển đến cho bệnh nhân một hình ảnh “xộc xệch”,
           bóp méo bản chất con người hơn là một bức tranh tả thực về con người.


               Trước hết, lời giáo huấn cho rằng con người “không có gì ngoài hư vô” là
           khá nguy hiểm, bởi vì học thuyết này cho rằng con người không là gì hết mà
           chỉ là kết quả từ các điều kiện sinh học, tâm lý và xã hội, hoặc là sản phẩm

           của sự di truyền và môi trường. Quan điểm về con người như vậy khiến bệnh
           nhân tin vào điều mà họ muốn tin, tức là họ vừa là con cờ và vừa là nạn nhân
           của những ảnh hưởng bên ngoài hoặc các hoàn cảnh bên trong. Thuyết định

           mệnh càng được củng cố khi phương pháp điều trị tâm lý phủ nhận thực tế
           rằng con người là những sinh thể tự do.

               Một cá nhân sinh học đúng là có đời sống hữu hạn và do đó, chắc chắn sự

           tự do của con người là có giới hạn. Nhưng ở đây không đề cập đến tự do với
           nghĩa năng lực thoát khỏi hoàn cảnh, mà chính là thái độ tự do trước mọi
   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95