Page 97 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 97

những biểu hiện của “trạng thái tồn tại chân không” - theo cách gọi trong
           liệu pháp ý nghĩa - gây ra, tức là cảm giác trống rỗng và vô nghĩa.

               Không phải tất cả các ca trầm cảm đều xuất phát từ cảm giác trống rỗng,

           cũng như không phải ca tự sát nào cũng do “trạng thái tồn tại chân không”
           gây ra. Nhưng ngay cả trong các ca tự sát không phải do cảm giác vô nghĩa
           gây ra thì sự bốc đồng dẫn tới quyết định tự tử của những người này cũng có

           thể bị triệt tiêu nếu lúc ấy họ nhận ra ý nghĩa và mục tiêu có giá trị để sống.

               Như vậy, nếu ai cũng có định hướng rõ ràng cho ý nghĩa cuộc đời mình
           thì nguy cơ tự tử trong xã hội sẽ được ngăn chặn, vậy làm thế nào để những
           người nung nấu ý định tự sát thay đổi quyết định, hay nói cách khác làm thế

           nào để họ có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc đời? Khi còn là một bác sĩ trẻ, tôi đã
           làm việc suốt bốn năm tại bệnh viện công lớn nhất ở Áo, tại đây tôi đã phụ
           trách khu dành cho các bệnh nhân bị trầm cảm nghiêm trọng - nhiều người
           trong số họ được chuyển vào đây sau khi cố tự sát nhưng thất bại. Có lần tôi

           đã nhẩm tính rằng có lẽ trong suốt bốn năm tại đây tôi đã biết tới mười hai
           ngàn  bệnh  nhân  có  ý  định  tự  kết  liễu  đời  mình  cùng  với  một  kho  kinh
           nghiệm mà tôi đã đúc kết sau mỗi lần tiếp xúc với từng người. Tôi giải thích
           với một bệnh nhân rằng các bệnh nhân khác đã nhiều lần kể cho tôi nghe họ

           đã vui mừng như thế nào khi việc tự sát thất bại; hàng tuần, hàng tháng và
           hàng năm sau, họ đã nói với tôi rằng hoá ra vẫn luôn có giải pháp cho vấn đề
           của họ - chỉ cần họ có được một câu trả lời cho câu hỏi của họ, chỉ cần họ
           tìm được một ý nghĩa cho cuộc đời họ. “Cho dù khả năng có được điều tốt

           đẹp là vô cùng hiếm hoi, hàng ngàn người mới có một người”, tôi tiếp tục
           giải thích, “thì ai có thể đảm bảo rằng anh không phải là một trong số những
           người may mắn hiếm hoi đó, dẫu hạnh phúc đó đến sớm hay muộn? Nhưng
           trước hết, anh phải sống để nhìn thấy ngày ấy đến, anh cần phải tồn tại để

           nhìn thấy ngày ấy hừng sáng và từ lúc ấy, trách nhiệm sống sẽ không từ bỏ
           anh”.

               Để minh họa cho trường hợp thứ hai của chứng rối loạn tâm thần trên

           diện rộng - sự kích động trong đám đông - cho phép tôi trích dẫn một thí
           nghiệm từng được nữ tiến sĩ tâm lý học Carolyn Wood Sherif                       [35]  thực hiện.
           Bà đã thành công trong việc tạo ra những vụ kích động giả giữa các nhóm

           hướng đạo sinh và thấy rằng những kích động chỉ giảm đi khi bọn trẻ hướng
           mình vào mục đích của tập thể - tức là hợp sức để kéo chiếc xe chở thức ăn
           của trại đang bị lún bùn. Ngay lập tức, bọn trẻ không chỉ được thử thách mà

           còn đoàn kết với nhau qua ý nghĩa của một nhiệm vụ chung mà chúng cần
           phải hoàn thành     [36] .


               Trường  hợp  thứ  ba  của  chứng  rối  loạn  tâm  thần  là  sự  nghiện  ngập.
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102