Page 101 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 101
tội lỗi của một người đồng nghĩa với việc biện hộ cho tội lỗi của người đó và
xem người đó không phải một người có quyền và có trách nhiệm mà chỉ là
một cỗ máy cần được sửa chữa. Thậm chí chính những người phạm tội cũng
căm ghét cách đối xử này và thích chịu trách nhiệm cho các hành vi của họ
hơn. Trong một lá thư mà tôi nhận được từ một tù nhân bị giam trong trại cải
tạo ở Illinois, anh hối hận viết: “Phạm nhân không bao giờ có được một cơ
hội để biện hộ cho mình. Người ta đưa ra nhiều lý do để anh ta lựa chọn. Xã
hội bị lên án và trong nhiều trường hợp, họ còn đổ lỗi cho nạn nhân”. Hơn
nữa, khi tôi nói chuyện với những người tù ở San Quentin, tôi bảo họ rằng
“Các anh cũng là con người giống như tôi, và bởi vì các anh đã tự ý lựa chọn
hành vi vi phạm luật pháp nên các anh trở thành người có tội. Tuy nhiên, bây
giờ các anh cần phải có trách nhiệm vượt qua lỗi lầm này bằng cách vượt lên
chính mình, thay đổi vì điều tốt đẹp hơn” [51] . Họ hiểu được vấn đề. Sau đó,
tôi nhận được một tin nhắn từ Frankl E.W., một cựu tù nhân; anh ấy nói rằng
anh “đã tham gia điều trị bằng liệu pháp ý nghĩa theo nhóm dành cho những
người từng phạm tội nghiêm trọng. Nay, chúng tôi là 27 con người mới và
khoẻ mạnh. Hiện chúng tôi đã thoát khỏi cảnh tù tội nhờ có sức mạnh tập
thể, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia trong nhóm điều trị đầu
tiên. Duy chỉ có một người trở lại khám - nhưng giờ anh ấy cũng đã được tự
do” [52] .
Về khái niệm tội lỗi tập thể (collective guilt), cá nhân tôi nghĩ rằng việc
một người phải chịu trách nhiệm cho hành vi của một người khác hoặc của
tập thể là điều hoàn toàn phi lý. Kể từ Thế chiến thứ hai kết thúc, tôi chưa
bao giờ cảm thấy mệt mỏi và mất hứng thú khi tham gia những hoạt động
tranh luận công khai nhằm phản bác quan niệm tội lỗi tập thể [53] . Tuy nhiên,
đôi khi phải vận dụng nhiều kỹ năng sư phạm để giúp mọi người thoát ra
khỏi niềm tin mù quáng, thiếu suy xét của họ. Có lần một phụ nữ người Mỹ
đã đến gặp tôi để trách: “Làm sao ông vẫn có thể viết những cuốn sách của
ông bằng tiếng Đức, thứ ngôn ngữ của Adolf Hitler?”. Để trả lời, tôi hỏi bà
ấy có dao trong nhà bếp không, và khi bà trả lời có, tôi đã giả bộ sợ hãi kêu
lên: “Làm sao bà vẫn sử dụng dao sau khi có nhiều kẻ sát nhân đã dùng nó
để đâm chết nạn nhân?”. Và bà ấy đã không còn phản đối những cuốn sách
viết bằng tiếng Đức của tôi.
Khía cạnh thứ ba trong “bộ ba bi kịch” là cái chết. Nhưng cái chết cũng
có liên quan tới cả sự sống nữa, bởi vì ở bất cứ thời điểm nào thì mỗi một
khoảnh khắc của sự sống đồng thời cũng đưa chúng ta đến gần cái chết hơn,
và khoảnh khắc ấy sẽ không bao giờ lặp lại. Sự ngắn ngủi ấy phải chăng là
lời nhắc nhở chúng ta hãy tận dụng từng khoảnh khắc trong cuộc sống một
cách hữu ích nhất? Chắc chắn là như vậy, và do đó phương châm sống cũng