Page 105 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 105
LỜI CUỐI
Vào ngày 27 tháng 01 năm 2006, kỷ niệm 60 năm giải phóng trại “tử
thần” Auschwitz - nơi 1,5 triệu người đã chết - nhiều quốc gia trên thế giới
đã tiến hành lễ Tưởng niệm các nạn nhân trong thời Đức quốc xã. Một vài
tháng sau, họ cũng tổ chức lễ kỷ niệm một trong số các tác phẩm văn học bất
hủ được sáng tác trong giai đoạn khủng khiếp này. Tác phẩm này đầu tiên
được xuất bản bằng tiếng Đức vào năm 1946 với nhan đề A Psychologist
Experiences the Concentration Camp (Những trải nghiệm của một nhà tâm
lý học trong trại tập trung) và sau này được đổi tên thành Say Yes to Life in
Spite of Everything (“Hãy nói ‘Có’ với cuộc sống trong bất kỳ hoàn cảnh
nào”), các ấn bản sau này được bổ sung lời giới thiệu về Liệu pháp ý nghĩa,
và một bản tái bút về tinh thần lạc quan khi đối mặt với nỗi đau, tội lỗi và cái
chết. Bản dịch tiếng Anh, lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1959 với tiêu
đề Man’s Search for Meaning (Đi tìm lẽ sống).
Tác phẩm của Viktor Frankl đã bán được hơn 12 triệu bản bằng 24 ngôn
ngữ [59] . Theo khảo sát vào năm 1991 của thư viện quốc gia Hoa Kỳ (Library
of Congress), các độc giả được yêu cầu kể tên “một cuốn sách đã làm thay
đổi cuộc đời bạn” và Đi tìm lẽ sống là một trong số mười cuốn sách có ảnh
hưởng nhất tại Mỹ. Nó đã truyền cảm hứng cho nhiều nhà tư tưởng về tôn
giáo và triết học, các chuyên gia về sức khoẻ tâm thần, các giáo viên, sinh
viên và những độc giả đại chúng. Đây là cuốn sách được chỉ định cho các
nghiên cứu sinh, sinh viên cao đẳng, đại học, và học sinh trung học về tâm lý
học, triết học, lịch sử, văn chương, các nghiên cứu về Đức quốc xã, tôn giáo
và thần học. Điều gì đã khiến nó có ảnh hưởng sâu rộng và có giá trị lâu dài
đến vậy?
Cuộc đời của Viktor Frankl trải dài gần hết thế kỷ 20, từ lúc ông sinh ra
vào năm 1905 đến khi ông mất vào năm 1997. Từ lúc 3 tuổi, ông đã quyết
định sẽ trở thành một y sĩ. Trong tiểu sử của mình, ông bộc bạch rằng ngay
từ lúc còn trẻ ông đã “thỉnh thoảng nghĩ về ý nghĩa cuộc sống. Nhất là về ý
nghĩa của một ngày sắp tới và ý nghĩa của nó đối với tôi”.
Đến tuổi vị thành niên, Frankl đã đam mê triết học, tâm lý học thực
nghiệm và phân tâm học. Để bổ sung thêm kiến thức cho các lớp bậc trung
học của mình, ông đã tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức và bắt đầu trao
đổi qua lại bằng thư từ với Sigmund Freud, đưa tới việc Freud đã nộp bản
thảo của Frank cho Tạp chí phân tâm học quốc tế (International Journal of
Psychoanalysis). Bài viết đã được chấp nhận và xuất bản sau đó. Cũng cùng