Page 108 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 108

Thậm chí khi đối mặt với sự mất mát và đau buồn, tinh thần lạc quan, thái
           độ quả quyết và tấm lòng dạt dào tình cảm, tin yêu cuộc sống đã khiến ông
           luôn  tin  tưởng  rằng  niềm  hy  vọng  và  năng  lượng  tích  cực  có  thể  chuyển

           những thách thức thành chiến thắng. Trong Đi tìm lẽ sống, ông nhấn mạnh
           rằng không nhất thiết  phải  đau  khổ  mới  tìm  thấy  ý  nghĩa  sống,  mà  là  “ý
           nghĩa sống vẫn tồn tại bất chấp mọi đau khổ”. Quả thật như vậy, “những đau
           khổ không cần thiết sẽ biến ta thành ngớ ngẩn hơn là anh hùng”, ông tiếp tục
           khẳng định.


               Lần đầu tôi đọc Đi tìm lẽ sống là trong tư cách một giáo sư triết học vào
           giữa những năm 1960. Một triết gia Na Uy - người đã bị giam cầm ở trại tập
           trung Đức quốc xã - đã khiến tôi chú ý tới tập sách này. Người đồng nghiệp

           này của tôi nhấn mạnh rằng ông ủng hộ Frankl về tầm quan trọng trong việc
           nuôi dưỡng sự tự do bên trong của một người, nắm lấy giá trị của vẻ đẹp
           trong tự nhiên, nghệ thuật, thơ ca, văn chương và cảm giác yêu thương dành

           cho gia đình và bạn bè. Những lựa chọn, hoạt động, mối quan hệ, sở thích và
           thậm chí những niềm vui giản dị của cá nhân cũng có thể đem lại ý nghĩa
           cuộc sống. Vậy thì tại sao một vài người lại thấy trống rỗng? Sự thông thái
           của Frankl ở đây đáng để nhấn mạnh: đó chính là thái độ của mỗi người
           trước những thử thách và cơ hội, dù lớn hay nhỏ. Một thái độ tích cực có thể

           cho phép một người gia tăng sức chịu đựng và niềm hạnh phúc. Một thái độ
           tiêu cực sẽ tăng nỗi đau và sự thất vọng, nó phá huỷ và tiêu giảm niềm vui,
           hạnh phúc và sự thoả mãn; thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm và gây bệnh.


               Norman Cousins - một người bạn và cũng là đồng nghiệp cũ của tôi - đã
           ủng hộ không mệt mỏi cho giá trị của các cảm xúc tích cực trong việc gia
           tăng sức khoẻ và anh ấy đã cảnh báo rằng các cảm giác tiêu cực có thể gây
           nguy hiểm cho giá trị ấy. Mặc dù có một vài người chỉ trích quan điểm của

           Cousins là quá đơn giản, nhưng các nghiên cứu sau đó về chứng rối loạn
           thần kinh đã củng cố cách thức mà các cảm xúc, sự kỳ vọng và thái độ tích
           cực gia tăng sức đề kháng của cơ thể như thế nào. Nghiên cứu này cũng củng
           cố niềm tin của Frankl rằng cách tiếp cận của một người trước những sự việc

           xung quanh, từ những thách thức đe doạ cuộc sống cho đến các tình huống
           hằng ngày, cũng giúp hình thành nên ý nghĩa cuộc sống của chúng ta. Chân
           lý đơn giản mà Frankl đã hết lòng cổ xuý có tầm quan trọng sâu sắc đối với
           những ai lắng nghe ông.


               Con người nên chủ động đưa ra các lựa chọn thay vì thụ động chấp nhận
           những gì xảy đến với mình. Qua việc đưa ta quyết định, chúng ta khẳng định
           sự tự do ý chí của mình. “Con người không phải là một mắt xích trong chuỗi

           sự việc; các sự việc quy định lẫn nhau nhưng con người là người quyết định
           cuối cùng. Con người hoàn toàn có khả năng vượt qua những giới hạn của
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113