Page 112 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 112
Chú thích
[1]
Freidrich Wihelm Nietzsche (1844 - 1900): Nhà triết học Đức, có ảnh
hưởng lớn trong triết học hiện đại, nhất là đối với chủ nghĩa hiện sinh và chủ
nghĩa hậu hiện đại.
[2]
Sigmund Freud (1856 - 1939): Bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học
người Áo, người đặt nền móng và phát triển ngành phân tâm học.
[3]
Alfred Adler (1870 - 1937) Nhà tâm lý học người Áo, người sáng lập
ra Tâm lý học cá nhân.
[4]
Kinh Shema Yisrael là kinh nguyện hằng ngày của tín đồ Do Thái
giáo, và là trích đoạn của sách Đệ Nhị Luật, chương 6:4-9, tạm dịch “Này
hỡi dân Israel! Thiên Chúa là Chúa chúng ta! Là Thiên Chúa duy nhất!”.
(Chú thích của người dịch)
[5]
Harold S. Kushner là một giáo sĩ danh dự tại Temple Israel ở Natick,
Massachusetts và là tác giả của nhiều quyển sách bán chạy nhất (best-seller),
gồm When Bad Things Happen to Good People (Khi điều tồi tệ xảy ra với
người tốt), Living a Life That Matters (Sống xứng đáng) và When All You’re
Ever Wanted Isn’t Enough (Khi tất cả vẫn là chưa đủ).
[6]
Rượu sơ náp (Tiếng Anh: Schnapps): Một loại rượu có xuất xứ từ Đức.
[7]
Fyodor Mikhailovich Dostoevski (1821 - 1881): Văn hào Nga, tác giả
của những tiểu thuyết nổi tiếng Tội ác và trừng phạt, Anh em nhà
Karamazov,…
[8]
Doris Lessing (sinh năm 1919): Nhà văn Anh, đoạt giải Nobel Văn học
năm 2007. Bà là tác giả của các tiểu thuyết The Grass is Singing và The
golden Notebook.
[9]
Arthur Schopenhauer (1788 - 1860): Nhà triết học duy tâm người Đức,
nổi tiếng với tác phẩm “The world as Will and Representation” (Thế giới
như là ý chí và biểu tượng).
[10]
Otto von Bismarck (1815 - 1898): Thủ tướng đầu tiên của Đế chế
Đức, người có ảnh hưởng lớn tới lịch sử cận đại châu Âu.
[11]
Benedictus de Spinoza (1633 - 1677): Nhà triết học người Hà Lan gốc
Do Thái, được xem là người đã đặt nền móng cho thời kỳ Khai sáng ở thế kỷ