Page 109 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 109
môi trường và hoàn cảnh sống, vượt lên chính mình”. Chẳng hạn như câu
chuyện về một người lính Israel trẻ đã bị mất cả hai chân trong trận chiến
Yom Kippur, sự tuyệt vọng khiến anh muốn tự sát. Một ngày nọ, một người
bạn để ý thấy dường như tinh thần của người lính trẻ này đã có chút khởi
sắc. Người lính trẻ đã thay đổi khi đọc Đi tìm lẽ sống. Khi Frankl được kể về
câu chuyện của người lính ấy, ông bình luận “liệu có phương pháp điều trị
nào như phương pháp autobiblitherapy - chữa trị qua đọc sách không?”.
Nhận xét của Frankl chỉ ra lý do tại sao Đi tìm lẽ sống có tác động mạnh
lên nhiều độc giả đến vậy. Những người đang gặp khó khăn về cuộc sống
hoặc khủng hoảng có thể tìm thấy lời khuyên hoạc lời hướng dẫn từ gia đình,
bạn bè, các chuyên gia tâm lý, hoặc từ những bậc tu hành. Những người
đang đứng trước những lựa chọn khó khăn có thể không hoàn toàn đánh giá
cao thái độ của họ có tác động nhiều đến các quyết định mà họ cần đưa ra
hoặc hành động họ sẽ làm như thế nào. Frankl đem lại cho người đọc, những
người đang tìm kiếm câu trả lời cho những tình huống khó xử trong cuộc
sống, quyền tự quyết định - “Ông ấy không bảo mọi người phải làm cái gì,
nhưng ông cho họ thấy tại sao phải làm điều đó”.
Vào năm 1945, sau khi thoát khỏi cái chết cận kề do bệnh sốt phát ban
trong trại Türkheim và được trả tự do, Frankl phát hiện rằng mình hoàn toàn
cô độc. Vào ngày đầu tiên trở về Vienna vào tháng 8 năm 1945, Frankl biết
rằng Tilly - người vợ đang mang trong mình giọt máu của ông đã chết trong
trại tập trung Bergen - Belsen. Cha mẹ và em trai của ông cũng đều chết
trong trại. Vượt qua nỗi mất mát và suy sụp của mình, ông vẫn tiếp tục làm
việc tại Vienna với tư cách là một chuyên gia về tâm thần học - đây là một
quyết định bất thường bởi vì nhiều người, nhất là các nhà phân tâm học và
tâm thần học người Do Thái, đều định cư ở các quốc gia khác. Nhiều nhân tố
đã góp phần đưa đến quyết định này của ông: Frankl cảm thấy có mối liên hệ
mật thiết với Vienna, nhất là với các bệnh nhân tâm thần cần sự giúp đỡ của
ông trong giai đoạn hậu chiến. Ông cũng tin tưởng mạnh mẽ rằng sự hoà giải
tốt hơn việc trả thù; ông đã từng nhấn mạnh: “Tôi không quên bất kỳ nghĩa
cử tốt đẹp nào tôi đã được nhận, nhưng tôi không nuôi lòng oán giận về
những hành xử tồi tệ”. Ông đặc biệt phản đối quan điểm về tội lỗi tập thể.
Frankl có thể chấp nhận rằng các đồng nghiệp và những người hàng xóm ở
Vienna có thể đã biết hoặc thậm chí đã tham gia vào việc bức hại ông, nhưng
ông không chỉ trích họ vì đã không kiên quyết giữ vững lập trường quan
điểm đến cùng hoặc chết một cách anh dũng. Thay vào đó, ông giữ vững
quan điểm rằng thậm chí một tội phạm Đức quốc xã xấu xa hoặc một người
tâm thần dường như vô phương cứu chữa cũng có khả năng vượt qua sự xấu
xa hoặc điên rồi bằng cách đưa ra những lựa chọn có trách nhiệm.