Page 61 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 61

hướng về hoặc cá nhân, hoặc tập thể. Những cố gắng để điều trị tâm lý cho
           cá nhân thường là một “quy trình cứu hộ”. Nhiệm vụ của tôi chủ yếu liên
           quan tới việc ngăn chặn hành vi tự sát. Trong trại có quy định nghiêm ngặt

           cấm bất kỳ hành vi nào cố gắng cứu một người đang cố tự sát. Ví dụ như
           cấm cắt dây treo cổ. Vì vậy, điều quan trọng là phải ngăn ngừa những việc
           này trước khi nó xảy ra.


               Tôi nhớ lại hai trường hợp sắp tự tử và sự tương đồng ở mỗi trường hợp.
           Cả hai đều dùng những lý lẽ phổ biến - họ không còn trông mong gì về cuộc
           sống nữa. Trong cả hai trường hợp, điều quan trọng là phải cho họ hiểu được
           rằng cuộc sống vẫn còn đang trông đợi ở họ một điều gì đó ở tương lai. Với
           người đầu tiên, đó chính là đứa con mà anh ấy hết mực yêu thương và đang

           chờ anh ấy ở nước ngoài. Đối với người kia thì không phải là một con người,
           mà là một sự việc. Người này là một nhà khoa học. Ông đã viết rất nhiều
           sách và vẫn cần phải hoàn thiện các công trình ấy. Người khác không thể

           tiếp tục các nghiên cứu của ông, giống như không ai có thể thay thế vị trí của
           người cha trong tình yêu thương với đứa con.

               Chính các lý do độc đáo và duy nhất ấy - ở người này là sự sáng tạo trong
           công việc và ở người kia là tình thương con - đã mang lại ý nghĩa cho sự tồn

           tại của hai tù nhân ấy. Khi nhận ra rằng không ai có thể thay thế được vị trí
           của mình, con người buộc phải có trách nhiệm cho sự tồn tại và tiếp tục cuộc
           sống của mình. Một người trở nên thức tỉnh khi thấy mình có trách nhiệm
           với sự trìu mến trông đợi của một ai đó, hoặc có trách nhiệm với một công

           việc còn chưa hoàn thành, thì người ấy sẽ không bao giờ có thể ném bỏ cuộc
           đời mình. Người đó hiểu được “lý do” cho sự tồn tại của mình, và sẽ có thể
           chịu đựng được bất cứ điều gì.


               Cơ hội điều trị tâm lý cho tập thể đương nhiên là bị giới hạn trong trại.
           Một ví dụ thích hợp hiệu quả hơn mọi lời nói. Chỉ bằng thái độ động viện
           đúng mực, một viên tự quản hiếm hoi không đứng về phái ban quản lý trại
           đã để lại ảnh hưởng sâu sắc lên những người tù dưới quyền của ông. Hành

           động tức thời luôn hiệu quả hơn lời nói. Nhưng đôi khi lời nói cũng có hiệu
           quả khi hoàn cảnh bên ngoài tác động mạnh lên nhận thức. Tôi nhớ lại một
           sự việc mà tôi đã có dịp tiến hành trị liệu tâm lý cho các tù nhân ở trại nhờ
           vào tác động nhận thức của họ gia tăng trước hoàn cảnh bên ngoài.


               Đó là một ngày tồi tệ. Trên đường đi, loa phóng thanh thông báo những
           trường hợp được xem như hành vi phá hoại và có thể bị trừng phạt bằng cách
           treo cổ ngay lập tức. Trong số các tội đó bao gồm cả những tội như cắt một
           miếng chăn cũ của mình (để băng mắt cá chân) và một vài hành vi “ăn cắp”

           rất nhỏ. Một vài ngày trước, một tù nhân vì quá đói đã phá kho chứa khoai
           tây và ăn trộm vài ký khoai. Vụ trộm bị phát hiện và một số tù nhân biết “tên
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66