Page 57 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 57

(bàn chân đau buốt vì những vết thương trong đôi giày rách nát), tôi lết đi
           nhiều cây số trong hàng người dài từ trại đến công trường. Những cơn gió
           lạnh buốt đập vào chúng tôi tê cóng. Tôi luôn nghĩ đến những vấn đề nhỏ

           nhặt, vô tận trong cuộc sống khốn khổ của mình. Tối nay tôi sẽ ăn gì? Liệu
           người ta có phát cho tôi thêm một ít xúc xích không, liệu tôi có nên đổi nó để
           lấy một mẩu bánh mỳ không? Liệu tôi có nên bán đi điếu thuốc cuối cùng
           còn sót lại từ phần thưởng nhận được hai tuần trước để lấy một chén xúp
           không? Làm sao tôi có thể kiếm được sợi dây để thay cho sợi dây giày bị

           đứt? Không biết tôi có đến nơi làm việc đúng giờ để nhập vào nhóm quen
           hay là phải nhập vào một nhóm khác và có thể gặp phải một tên quản đốc
           hung bạo? Tôi có thể làm gì để tạo thiện cảm với tên Capo để được hắn giúp

           cho vào làm trong trại thay vì phải làm việc bên ngoài và buộc phải đi bộ
           hàng ngày kinh khủng như thế này?

               Tôi cảm thấy ghê sợ với việc mỗi ngày, mỗi giờ đều nghĩ về những việc

           tầm thường như thế. Tôi buộc đầu óc mình phải nghĩ đến một chủ đề khác.
           Bỗng nhiên tôi thấy mình đang đứng trên bục giảng trong một căn phòng
           sáng sủa, ấm áp và dễ chịu. Trước mặt tôi là những khán thính giả đang ngôi
           trên những chiếc ghế nệm êm ái và chăm chú lắng nghe. Tôi đang giảng bài
           về tâm lý học trong trại tập trung! Tất cả những gì đè nặng lên tôi vào lúc ấy

           bỗng trở thành đối tượng nghiên cứu, được xem xét và mô tả một cách khách
           quan từ góc nhìn khoa học. Bằng cách này, tôi đã thành công phần nào trong
           việc cải thiện tình hình, vượt lên trên những đau khổ mà tôi đang phải chịu

           đựng lúc ấy và quan sát chúng như thể chúng đã là quá khứ. Cả tôi và những
           khó khăn của tôi trở thành đối tượng của một đề tài nghiên cứu tâm lý thú vị
           do chính tôi phụ trách. Spinoza         [11]  đã nói gì trong tác phẩm Ethics (Đạo đức

           học) của mình? “Affectus, qui passio est, desinit esse passio simulatque eius
           claram et distinctam formamus ideam”. Cảm giác đau khổ sẽ chấm dứt ngay
           khi chúng ta có được một bức tranh rõ ràng và chính xác về nó.

               Người tù nào mất niềm tin vào tương lai của chính mình thì coi như người

           đó đã chết. Với việc mất niềm tin ở tương lai, người ấy cũng đã đánh mất cả
           tâm hồn, bị suy sụp và rệu rã cả thể chất lẫn tinh thần. Thông thường, điều
           này xảy ra khá đột ngột, dưới hình thức một cuộc khủng hoảng - một triệu

           chứng khá quen thuộc với những tù nhân có kinh nghiệm. Chúng tôi đều sợ
           khoảnh khắc này - không phải chúng tôi sợ cho bản thân mình, mà sợ cho
           bạn bè của chúng tôi. Thông thường sự việc bắt đầu bằng việc một sáng,
           người tù không chịu mặc đồ, không rửa ráy hoặc không muốn tập trung ra
           sân. Không lời khẩn nài, cưỡng ép hay đe dọa nào có tác dụng với anh ta.

           Người ấy chỉ nằm đó, bất động. Nếu thảm họa này là do bệnh tật, anh ấy sẽ
           không chịu cho người khác đưa đến bệnh xá hoặc làm bất cứ điều gì để giúp
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62