Page 60 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 60
Không một ai hay một số phận nào có thể so sánh với bất kỳ một người nào
hay một số phận nào khác. Không có tình huống lặp lại, và một tình huống
đều yêu cầu được trả lời một cách khác nhau. Đôi lúc hoàn cảnh mà một
người tìm thấy chính mình trong đó đòi hỏi người đó phải tạo ra số phận
bằng hành động. Vào thời điểm khác, anh ta có thể sẽ có cơ hội trầm tư suy
nghĩ và qua đó nhận ra những điều có giá trị. Đôi khi con người chỉ cần biết
chấp nhận số phận và chịu đựng đau khổ. Mỗi hoàn cảnh có một sự khác biệt
và chỉ có một câu trả lời đúng cho một vấn đề mà hoàn cảnh lúc ấy đem lại.
Khi một người nhận ra số phận của mình là phải đau khổ, anh ta sẽ chấp
nhận sự đau khổ như một nhiệm vụ của mình - một nhiệm vụ duy nhất và
riêng biệt. Anh ra sẽ nhận ra rằng trong đau khổ, anh ta là một sinh thể duy
nhất và đơn độc của vũ trụ. Không ai có thể giải thoát anh ra khỏi sự đau khổ
hoặc chịu đau khổ thay cho anh. Cơ hội duy nhất của anh ta nằm trong cách
mà anh ta chịu đựng đau khổ.
Đối với chúng tôi, những tù nhân, những suy nghĩ này không phải là
những suy đoán xa rời thực tế. Chúng là những suy nghĩ duy nhất có thể
giúp đỡ chúng tôi. Chúng giữ cho chúng tôi khỏi tuyệt vọng, thậm chí cả khi
gần như không có chút cơ hội nào. Đã rất lâu rồi chúng tôi bỏ qua giai đoạn
hỏi về ý nghĩa cuộc sống bằng những câu hỏi ngây thơ - những câu hỏi được
giải đáp bằng việc đạt được một số mục tiêu nào đó như là tạo ra một cái gì
đó có giá trị. Đối với chúng tôi, ý nghĩa cuộc sống bám theo các vòng quay
lớn hơn của sự sống và cái chết, của những đau khổ và mất mát.
Một khi chúng tôi đã hiểu được ý nghĩa của sự đau khổ, chúng tôi không
muốn giảm nhẹ những đau đớn trong trại bằng cách phớt lờ chúng đi hoặc
nuôi chứa những ảo tưởng sai lệch và giả bộ lạc quan. Đau khổ đã trở thành
một nhiệm vụ mà chúng tôi không muốn trốn tránh nữa. Chúng tôi nhận ra
các cơ hội ẩn chứa sự trưởng thành, các cơ hội mà nhà thơ Rilke [12] đã viết:
“Wie vie ist aufzuleiden!” (Có biết bao đau khổ mà ta phải vượt qua!). Rilke
nói về “vượt qua đau khổ” như người ta nói về “hoàn thành công việc”. Có
nhiều đau khổ mà chúng tôi phải vượt qua. Vì vậy, cần phải biết đối mặt với
những nỗi đau, cố gắng hạ thấp sự yếu ớt và tiết giảm những giọt nước mắt
âm thầm. Nhưng khóc cũng chẳng có gì đáng xấu hổ, bởi vì nước mắt sẽ là
chứng nhân cho thấy con người rất mạnh mẽ, mạnh mẽ để chịu đựng như thế
nào. Chỉ rất ít người nhận ra điều đó. Thỉnh thoảng, một vài người thẹn
thùng thú nhận rằng họ đã khóc, giống như một người bạn đã trả lời câu hỏi
của tôi về việc làm sao anh ấy vượt qua được chứng phù nề đã thú nhận:
“Tôi đã khóc rống lên”.
Sự tiếp cận đầu tiên đối với việc điều trị và giải toả tâm lý ở trong trại là