Page 54 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 54
đại. Sau khi xem phim xong, chúng tôi bước vào một tiệm cà phê gần nhất,
uông một ly cà phê và ăn một cái bánh sandwich, và quên mất những ý nghĩ
trừu tượng kỳ lạ vừa lướt qua đầu mình. Nhưng khi phải đối mặt trước bước
ngoặt cuộc đời và buộc phải đưa ra các quyết định của mình, nếu không còn
nhớ chút gì về quyết tâm của thời tuổi trẻ nhiều năm về trước, chúng tôi sẽ
thất bại.
Có lẽ một ngày nào đó, chúng ta sẽ có dịp chiêm nghiệm cảm giác này
khi xem lại bộ phim ấy hoặc một tác phẩm tương tự. Nhưng đến lúc ấy,
những bức tranh khác cùng lúc sẽ được mở ra trong tâm tưởng chúng ta - đó
là hình ảnh về những con người mà cuộc đời họ có thể nói lên nhiều điều
hơn cả những tình tiết của một bộ phim. Một số chi tiết về sự vĩ đại bên
trong một con người đặc biệt có thể sẽ đến với tâm trí chúng ta, giống như
câu chuyện về một thiếu nữ mà tôi đã chứng kiến cái chết của cô trong trại
tập trung. Đấy là một câu chuyện rất bình thường. Có rất ít điều để kể và
nghe có vẻ như thể tôi bịa ra nó, nhưng đối với tôi nó giống như một bài thơ.
Cô gái trẻ biết rằng mình sẽ từ biệt cõi đời trong một vài ngày tới. Nhưng
khi tôi nói chuyện với cô, cô rất vui. “Tôi biết ơn vì số phận đã nghiệt ngã
với mình”, cô nói. “Trong cuộc sống trước kia của mình, tôi chẳng là gì và
không đạt được sự trưởng thành đáng kể nào cả”. Chỉ tay qua phía cửa sổ
của trạm xá, cô nói: “Cái này là người bạn duy nhất của tôi lúc cô đơn”. Qua
cánh cửa sổ đó, cô chỉ có thể nhìn thấy một cành của cây dẻ, và trên cành
cây đó có hai đoá hoa.“Tôi thường nói chuyện với cái cây này”, cô gái nói.
Tôi ngạc nhiên và hoàn toàn không biết phải hiểu lời nói của cô như thế nào.
Có phải cô đang bị mê sảng không? Hay cô đang bị ảo giác? Lo lắng, tôi hỏi
cô rằng cái cây có trả lời cô không. “Có chứ”. “Nó nói gì với cô?”, tôi hỏi.
Cô trả lời: “Nó nói với tôi rằng: “Tôi đây - tôi đây - tôi là sự sống, sự sống
bất diệt”.
Như đã nói, tác nhân chịu trách nhiệm cuối cùng cho trạng thái bên trong
của người tù không phải là các tác nhân tâm sinh lý mà phần nhiều là kết quả
của một quyết định tự do. Các cuộc nghiên cứu về tâm lý tù nhân đã chứng
minh rằng chỉ những người nào giữ được tâm hồn và tinh thần bên trong tĩnh
tại thì mới không trở thành nạn nhân của những ảnh hưởng suy đồi trong trại.
Câu hỏi lúc này mới xuất hiện, rằng cái gì có thể, hoặc sẽ tạo thành “sự kìm
giữ bên trong” này?
Các cựu tù nhân, khi viết hoặc nói về những trải nghiệm của họ, đều đồng
ý rằng việc họ không biết mình còn phải ở tù bao lâu nữa khiến họ vô cùng
chán nản. Họ không biết ngày nào mình sẽ được thả ra. (Trong trại của
chúng tôi, cho dù có được nhắc tới thì đó cũng là một đề tài vô vị.) Thực ra,
thời gian ở tù không những không xác định mà còn không giới hạn. Một nhà