Page 50 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 50
tôi lại nghĩ về câu chuyện Thần Chết ở Teheran.
Ngoài vai trò như một cơ chế bảo vệ, sự vô cảm của người tù cũng là kết
quả từ nhiều nhân tố khác. Đói và thiếu ngủ góp phần vào trạng thái đó
(giống như trong cuộc sống bình thường) và tính cáu bẳn - một đặc điểm
khác trong trạng thái thần kinh của người tù. Sự thiếu ngủ một phần là do
đám chấy rận lúc nhúc trong các lều trại đông đúc thiếu vệ sinh và hệ thống
nhà xí bẩn thỉu. Việc cơ thể chúng tôi không được cung cấp nicotin và cafein
cũng là nguyên nhân góp phần tạo ra sự vô cảm và tính cáu bẳn.
Ngoài những nguyên nhân bên ngoài này, các tác nhân tinh thần cũng góp
phần dẫn đến những diễn biến tâm lý phức tạp của người tù. Trong đa số tù
nhân đều có phức cảm tự ti. Tất cả chúng ta đều một lần hoặc đã từng tưởng
tượng mình là “một người nào đó”. Ở trong trại, chúng tôi bị đối xử như
những sinh vật vô giá trị. (Nhận thức về giá trị bên trong của một người nằm
ở mức độ cao hơn, mang tính tâm linh hơn và không thể bị dao động bởi
cuộc sống trong trại. Nhưng có bao nhiêu người tự do, không tính những
người tù, nhận thức được điều này?). Không cần nghĩ về điều đó thì người tù
cũng đã có cảm giác bị thoái hóa rồi. Điều này thể hiện rõ khi quan sát sự
tương phản trong cấu trúc xã hội đơn lẻ của trại. Như một quy luật ở trại,
những tù nhân, Capo, đầu bếp, người giữ kho, các cảnh sát viên càng “nổi
tiếng” thì họ càng ít có cảm giác bị thoái hóa như đa số các tù nhân khác, mà
ngược lại, còn có cảm giác được nâng cấp! Một vài người thậm chí còn tạo
ra những ảo tưởng về sự vĩ đại. Phản ứng tâm lý của số đông ghen tị và
chống đối với thiểu số có lợi này thể hiện ở nhiều cách khác nhau, đôi khi là
trong các câu chuyện đùa. Ví dụ, tôi nghe một tù nhân nói với một tù nhân
khác về một Capo rằng: “Xem này! Tôi biết cái tên ấy khi hắn chỉ là chủ tịch
của một ngân hàng lớn. Số của hắn phải đỏ lắm mới leo lên được thế này!”.
Bất cứ khi nào số đông bị giáng cấp và thiểu số được thăng cấp thì sẽ nảy
sinh xung đột (có rất nhiều dịp xảy ra việc này, bắt đầu từ việc phân phát
thức ăn), và kết quả là các xung đột này sẽ bùng nổ. Vì vậy, cường độ cáu
bẳn (mà nguyên nhân từ thể chất đã được nói ở trên) gia tăng cùng với
những căng thẳng thần kinh. Chẳng có gì ngạc nhiên khi tình trạng căng
thẳng này thường kết thúc bằng nắm đấm. Bởi vì tù nhân cứ phải liên tục
chứng kiến những cảnh đánh nhau cho nên tính bạo lực trong họ cũng gia
tăng. Chính tôi đã cảm thấy nắm tay của mình siết chặt lại khi tức giận trong
những lúc đói khát và mệt mỏi. Tôi thường rất mệt bởi vì phải canh để cho
than vào bếp lò cả đêm (chúng tôi được phép giữ nó trong bệnh xá cho
những bệnh nhân bị sốt). Tuy nhiên, tôi có được vài giờ tĩnh lặng cho riêng
mình vào giữa đêm, khi mọi người hoặc đã ngủ yên, hoặc chìm trong cơn mê
sảng. Tôi có thể nằm duỗi người trước lò than và nướng một ít khoai tây đã