Page 51 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 51

ăn  cắp  được.  Nhưng  ngày  hôm  sau  tôi  còn  cảm  thấy  mệt  mỏi  hơn,  căng
           thẳng và dễ cáu bực hơn.

               Trong lúc chăm sóc các bệnh nhân trong khu bệnh xá với tư cách một bác

           sĩ, tôi cũng phải làm luôn việc của người lính canh đang bị bệnh. Vì vậy, tôi
           có trách nhiệm giữ lều trại sạch trước ban quản lý trại - nếu từ “sạch” có thể
           được dùng trong trại để mô tả cho điều kiện sống như vậy. Việc giả bộ kiểm

           tra lều trại thường được thực hiện với mục đích tra tấn hơn là vệ sinh. Giá
           như họ có thể cung cấp thêm thực phẩm và một ít thuốc men, nhưng mối
           quan tâm duy nhất của những giám sát viên là cọng rơm đã được quét khỏi
           phòng chưa hay những chiếc khăn bẩn, rách nát và đầy chí của bệnh nhân có
           được xếp gọn gàng dưới chân họ không. Giống như số phận của các tù nhân,

           chúng thường không được chú ý đến. Nếu tôi khôn khéo báo cáo, dỡ nón
           khỏi cái đầu trọc của mình và dậm chân: “Trạm số VI/9: 52 bệnh nhân, hai y
           tá, và một bác sĩ” thì họ sẽ hài lòng và rời khỏi. Nhưng cho đến lúc họ đến -

           thường sẽ trễ hơn vài giờ so với thông báo, và đôi khi chẳng hề có thông báo
           gì - tôi vẫn phải giữ tấm chăn thật thẳng, nhặt từng cọng rơm nhỏ rơi từ trên
           giường và la hét những con quỷ tội nghiệp đang làm bừa bộn giường, đe doạ
           họ vì đã phá hỏng bao công sức của tôi trong việc giữ cho lều trại được gọn
           gàng và sạch sẽ. Sự vô cảm đặc biệt gia tăng trong các tù nhân bị sốt, vì họ

           không có phản ứng nào trừ khi bị la hét. Thậm chí có khi la hét cũng chẳng
           ích gì, và tôi phải kiềm chế lắm mới không đánh họ. Sự tức giận của một
           người tỷ lệ thuận trước sự vô cảm của đối phương, nhất là khi nguy hiểm

           đang tới gần (chẳng hạn như sắp bị kiểm tra).

               Khi cố gắng lý giải về những đặc điểm tâm lý tiêu biểu của người tù trong
           trại, tôi nhấn mạnh việc con người hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi môi trường
           xung quanh. (Trong trường hợp này, môi trường xung quanh là cấu trúc duy

           nhất  về  cuộc  sống  trong  trại  mà  người  tù  buộc  phải  thích  ứng  theo  một
           khuôn mẫu nào đó). Thế còn sự tự do của con người thì sao? Chẳng lẽ không
           có sự tự do về tinh thần trong hành vi và phản ứng của con người trước môi
           trường xung quanh sao? Có phải lý thuyết cho rằng con người chẳng qua chỉ

           là một sản phẩm của hoàn cảnh và môi trường là đúng? - Tính cách của con
           người được quyết định bởi các nhân tố thuộc về bản chất sinh học, tâm lý
           hoặc xã hội? Có phải con người là một sản phẩm ngẫu nhiên của những điều
           này? Điều quan trọng hơn, các phản ứng của người tù đối với thế giới duy

           nhất là trại tập trung có chứng minh được rằng con người không thể thoát
           khỏi tác động của môi trường xung quanh? Có phải con người không có lựa
           chọn cho hành động của mình trước những hoàn cảnh này?


               Chúng tôi có thể trả lời những câu hỏi này từ trải nghiệm cũng như từ
           niềm tin của mình. Những trải nghiệm từ cuộc sống trong trại cho thấy con
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56