Page 38 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 38

lần tôi khiến anh ấy cười bằng cách diễn tả việc anh ấy không thể quên được
           thói quen ở trong trại sau khi đã trở về với công việc cũ của mình như thế
           nào. Trong công trường xây dựng (nhất là khi có giám sát viên đi kiểm tra),

           tay đốc công sẽ thúc chúng tôi làm việc nhanh hơn bằng cách hét lên “Làm
           việc đi! Làm việc đi!”. Vì thế, tôi đã nói với anh ấy: “Anh nghĩ sao nếu một
           ngày nào đó, lúc anh trở lại phòng mổ và đang tiến hành một ca phẫu thuật
           bụng. Bỗng nhiên một nhân viên chạy ào vào phòng và thông báo sự xuất
           hiện của bác sĩ phẫu thuật cấp cao bằng cách hét toáng lên: “Mổ đi! Mổ đi!”


               Đôi khi những người khác cũng sáng tác ra những giấc mơ hài hước về
           tương lai, chẳng hạn như câu chuyện về buổi tiệc mà họ được mời đến dự
           sau khi đã được giải thoát khỏi trại. Khi xúp được mang ra, họ quên mất

           mình đang ở hiện tại, và thế là họ năn nỉ người chủ nhà hãy múc xúp “từ đáy
           nồi” cho họ.

               Nỗ lực phát triển khiếu hài hước và nhìn mọi việc theo cách vui nhộn là

           một mánh khoé mà tôi đã học được trong lúc làm chủ nghệ thuật sống. Mặc
           dù ở đâu cũng có đau khổ, ở đâu cũng cần khiếu hài hước, nhưng trong trại
           tập trung thì càng phải rèn luyện nghệ thuật sống khôi hài. Cơ chế vận hành
           của nỗi đau khổ trong con người cũng tương tự như cách vận hành của chất

           khí. Nếu ta bơm một số lượng khí nhất định vào một căn phòng trống thì
           lượng khí đó sẽ lấp đầy hoàn toàn căn phòng, cho dù căn phòng ấy có lớn
           đến thế nào chăng nữa. Tương tự, đau khổ sẽ chế ngự tâm hồn và trí não của
           một người, cho dù nỗi đau khổ ấy là lớn hay nhỏ. Như vậy, “kích thước” của

           đau khổ là hoàn toàn tương đối.

               Theo đó, một việc rất nhỏ cũng có thể đem lại niềm hạnh phúc lớn lao.
           Hãy lấy ví dụ về một việc đã xảy ra trong chuyến đi từ Auschwitz đến trại

           tập trung Dachau. Chúng tôi đều lo sợ chuyến xe sẽ đưa chúng tôi đến trại
           Mauthausen. Căng thẳng dâng cao khi chúng tôi tiến gần đến cây cầu bắc
           qua sông Danube - nơi xe lửa phải băng qua để đến Mauthausen (chúng tôi
           biết được điều này là do một tù nhân có kinh nghiệm kể lại). Những ai chưa

           bao giờ trải qua điều gì đó tương tự thì khó mà hình dung được điệu nhảy
           vui sướng của những tù nhân trong xe khi thấy chúng tôi không băng qua
           cây cầu mà “chỉ” đi đến Dachau.


               Điều gì xảy ra trên đường chúng tôi đến trại Dachau trong suốt chuyến đi
           kéo dài hai ngày, ba đêm? Sàn xe lửa không đủ chỗ cho mọi người cùng
           ngồi, cho dù là kiểu ngồi co người lại cho ít tốn diện tích nhất. Đa số chúng
           tôi phải đứng suốt đường đi, trong lúc một số người thay phiên nhau ngồi
           xổm lên những bó rơm ít ỏi thấm đẫm nước tiểu. Khi vừa đến nơi, tin quan

           trọng đầu tiên mà chúng tôi biết được từ các tù nhân cũ: Dachau là một trại
           tương đối nhỏ (sức chứa khoảng 2.500 người), không có “cái lò” nào cả,
   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43