Page 24 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 24
thì lấy áo, người thì vui mừng vì có thể lấy được một thứ gì đó - dù chỉ là
một sợi dây còn tốt.
Tôi đã nhìn những cảnh tượng này mà chẳng chút động lòng. Cuối cùng,
tôi gọi “y tá” khiêng cái xác đi. Để khiêng xác, anh ta nắm hai chân của
người đã chết, kéo nó từ tấm ván - vốn là giường của 50 bệnh nhân - rớt
xuống đất, rồi lôi xềnh xệch cái xác trên mặt sàn lồi lõm hướng về phía cửa.
Việc vượt qua hai bậc thềm để bước ra ngoài luôn là điều khó nhọc đối với
chúng tôi bởi hầu như ai cũng đã kiệt sức vì thiếu ăn. Sau vài tháng sống
trong trại, chúng tôi không thể bước lên nổi những bậc thang cao 15 cm này
mà không vịn vào tay vịn để kéo mình lên.
Người bạn tù kéo cái xác lên những bậc thang. Anh ấy khó nhọc lê thân
mình lên trước. Tiếp đến, anh kéo cái xác lên theo: đầu tiên là chân, rồi đến
thân, và cuối cùng - với một tiếng bộp rõ to - cái đầu được kéo giật lên hai
bậc.
Chỗ ở của tôi đối diện với bệnh xá, cạnh bên là một chiếc cửa sổ nhỏ duy
nhất nằm thấp ở gần sàn. Lúc này tôi đang xì xụp húp chén xúp nóng được
giữ chặt trong hai bàn tay tê cóng. Tôi vô tình nhìn ra cửa. Cái xác vừa mới
bị vứt ra ngoài đang nhìn chằm chằm về phía tôi với đôi mắt trắng dã. Hai
tiếng đồng hồ trước tôi còn nói chuyện với ông ấy, vậy mà… Tôi tiếp tục
húp chén xúp của mình.
Nếu sự vô cảm của tôi không khiến tôi bất ngờ - xét về mặt chuyên môn,
thì giờ đây tôi cũng chẳng còn nhớ nổi sự việc này bởi vì có quá ít cảm xúc
liên quan.
Sự thờ ơ, chai sạn cảm xúc là các triệu chứng gia tăng ở giai đoạn hai
trong phản ứng tâm lý của người tù, và cuối cùng anh ta trở nên chai lỳ trước
những màn đánh đập như trút hàng ngày, hàng giờ. Sự chai lỳ giúp người tù
tự tạo cho mình một chiếc vỏ bảo vệ cần thiết.
Chỉ cần phạm phải những lỗi nhỏ nhặt nhất là lập tức chúng tôi phải hứng
chịu những cú đánh trời giáng, đôi khi chẳng có lý do gì cả. Ví dụ, chúng tôi
phải xếp hàng ở công trường để chờ đến lượt nhận bánh mì và có lần, một
người ở sau tôi đứng lệch ra khỏi hàng một chút, và việc không thẳng hàng
đã khiến một lính SS khó chịu. Tôi không biết chuyện gì đang diễn ra ở phía
sau mình cũng như chẳng hiểu nổi người lính SS đó nghĩ gì, thế mà tự nhiên
tôi lại nhận ngay hai cú quất vào đầu. Chỉ đến lúc ấy tôi mới nhìn thấy người
lính canh đang đứng cạnh mình với vây gậy đã đánh vào đầu tôi. Vào lúc ấy,
không phải cơn đau về thể xác khiến tôi cảm thấy bị tổn thương (điều này
cũng đúng với một số người lớn và bọn trẻ con khi bị phạt) mà chính cảm