Page 16 - Đi Tìm Lẽ Sống
P. 16
Trong tâm lý học, đây là một trạng thái được gọi là chứng “ảo tưởng miễn
tội”. Người bị kết án, trước khi bị hành quyết, có ảo tưởng rằng mình sẽ
được ân xá vào phút cuối. Chúng tôi cũng cố bám víu vào tia hy vọng ấy và
tin rằng sự việc cũng sẽ không đến nỗi quá tệ. Việc nhìn thấy đôi má hồng
hào, khuôn mặt đầy đặn của những tù nhân này là khích lệ đáng kể đối với
chúng tôi. Sau này chúng tôi mới biết chút ít rằng họ là những người được
chọn để thành lập một đội đặc biệt, trong nhiều năm chuyên tiếp nhận các tù
nhân mới được chuyển vào trại mỗi ngày với số lượng và tần suất càng tăng.
Những người thuộc đội kiểm tra này chịu trách nhiệm lục soát những người
mới đến bao gồm cả hành lý, vật dụng quý giá và nữ trang mà những người
bị bắt đã lén mang theo. Như vậy, những đồ vật độc đáo bằng vàng, bạc,
bạch kim và kim cương không chỉ nằm trong những kho lưu trữ chiến lợi
phẩm của Đức quốc xã mà còn ở trong tay của lính SS.
Một ngàn rưỡi người bị giam trong một khu được xây dựng có sức chứa
tối đa khoảng hai trăm người. Chúng tôi lạnh và đói. Không đủ chỗ cho mỗi
người ngồi trên nền đất trống, nói chi chỗ đề ngả lưng. Khẩu phần ăn của
chúng tôi trong suốt bốn ngày chỉ là một mẩu bánh mì ít ỏi. Rồi tôi nghe các
tù nhân lâu năm đảm trách việc trông coi trại mặc cả với một người trong
nhóm tiếp nhận về một cái kẹp cà vạt bằng bạch kim đính kim cương. Đến
cả những chiến lợi phẩm cuối cùng họ chia nhau cũng được dùng để đổi lấy
[6]
rượu - rượu sơ-náp . Tôi không nhớ rõ cần bao nhiêu ngàn mác Đức để đổi
lấy lượng rượu sơ-náp đủ cho một “tối vui vẻ” nữa, nhưng tôi biết rõ rằng
các tù nhân lâu năm đó cần rượu sơ-nap. Trong những hoàn cảnh như thế
này, ai có thể trách họ về việc say sưa chứ? Có một nhóm tù nhân khác được
lính SS cung cấp rượu không hạn chế: họ là những người được tuyển dụng
làm việc trong các phòng hơi ngạt và lò thiêu. Họ biết rõ một ngày nào đó họ
sẽ bị thay thế bởi một nhóm khác và phải rời bỏ vai trò kẻ hành quyết miễn
cưỡng để chính họ trở thành nạn nhân.
Hầu như mọi người đi cùng tôi trong chuyến xe tử thần ấy đều sống trong
ảo tưởng rằng họ sẽ được ân xá, rằng mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp. Chúng tôi đã
không nhận thấy sự thật trần trụi đằng sau những cảnh tượng nối tiếp ngay
sau đó. Chúng tôi bị yêu cầu để lại hành lý trong xe và bước xuống xếp
thành hai hàng - phụ nữ một bên, đàn ông một bên - để một tên lính SS cấp
cao kiểm tra chúng tôi. Giờ đây nghĩ lại, tôi vẫn ngạc nhiên vì khi đó tôi đã
có đủ can đảm để giấu chiếc ba lô vào bên trong chiếc áo khoác. Từng người
một trong hàng bị lục soát. Thật nguy hiểm nếu một lính SS nào đó phát hiện
chiếc ba lô của tôi. Kinh nghiệm cho tôi biết, nếu bị lộ, ít nhất tôi sẽ bị đánh
tơi tả. Theo bản năng, tôi thẳng người tiến đến chỗ tên lính chịu trách nhiệm
kiểm soát tù nhân để hắn không chú ý đến dáng vẻ nặng nhọc do chiếc ba lô