Page 58 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 58
Đối với sự khai-hóa cải cách của các quan Thái-thú ấy,
hạng quý tộc phong kiến bản xứ (các lạc-tướng và bố-chính)
tất cũng hoan nghênh nhiều điều, ví như phép canh tác, sự
học hành, nhưng hẳn cũng có nhiều điều khiến họ bất bình,
ví như việc bắt bẻ tính tự do phóng túng của họ theo lễ giáo
mới, bắt bỏ họ những phong-tục cố hữu mà theo phong tục
Trung-hoa.
Vả chăng, mấy năm nay từ khi nhà Hán trung hưng, họ
lại thấy chính sách các quan Thái thú đối với họ có bề thắt
buộc hơn trước, – chính sách thắt buộc ấy đến đời Tô-Định
thay Tích-Quang làm Thái-thú Giao-chỉ thì lên tới cực điểm –
nên họ lại thêm bất bình. Hơn nữa, xung quanh dinh Thứ-sử
và dinh Thái-thú, bấy giờ đều ở Liên-lâu trong quận Giao-
chỉ), số thuộc lại người bản xứ một ngày một đông, mà đồng
thời, số quân điền trú ở Liên-lâu từ năm Kiến-vũ thứ 6 tức
năm 39 sau K.ng, tuy bổ chức Đô-úy nhưng quân đồn trú lại
giao cho Thái thú giữ, ngoài một số ít là người Trung-hoa,
còn là người bản xứ cả. Hai hạng người thuộc lại và đồn binh
ấy đã thoát ly hẳn quyền uy của các tù-trưởng phong kiến
mà theo quan lại Trung-hoa, đó lại là một cớ lớn khiến hạng
quý tộc bản-xứ bất bình nữa.
Nhưng khi Tích-Quang và Nhâm-Diêm còn ở quận thì
chính sách khôn khéo có nhiều ân huệ của họ khiến những
mối bất bình ấy không có cơ hội mà bộc phát. Kịp đến khi
Nhâm-Diên đổi đi quận khác và Tô-Định đến thế Tích Quang
thì mối oán giận của các nhà quí tộc bản sứ lại tăng lên vì
những thủ đoạn tham tàn bạo ngược của các quan Thái-thú
mới và chỉ chờ có cơ hội là nổ ra. Đó chính là nguyên nhân
chủ yếu của cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc.