Page 61 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 61

mà phải thua ; hai là cái văn hóa cố hữu của người Lạc-Việt

           bấy giờ còn chứa nhiều yếu tố sơ khai và bảo thủ, không đủ

           sức  chống  lại  được  văn  hóa  Trung-hoa  đương  đầy  sinh  khí

           tiến thủ, cho nên rốt cuộc phải thất bại.


                   Mã-Viện là đại biểu cho lực lượng ngoại xâm, mà đồng

           thời  lại  đại  biểu  cho  văn  hóa  mới,  sẽ  mặc  sức  tung  hoành

           biến đổi diện mục các xã hội Lạc-Việt. Sử chép rằng : « Viện

           đi  qua  chỗ  nào  là  đặt  quận  huyện,  xây  thành  quách,  đào

           sông  tưới  ruộng…  Lại  tâu  hơn  mười  việc  về  luật  người  Việt

           khác với luật người Hán và thi hành pháp chế cũ (của người

           Hán)  đối  với  người  Việt  để  ước  thúc  họ  »  (Hậu  hán  thư,

           q.54).  Câu  sách  ấy  cho  chúng  ta  biết  rằng  Mã  Viện  nhận

           thấy chính sách rộng rãi đối với chế độ phong kiến ở đất Việt

           rất nguy hiểm cho sự thống trị của nhà Hán, nên xin bỏ chế-

           độ phong kiến mà đặt chế độ quận huyện để giao cho quan

           lại  Trung-hoa  trực  tiếp  trị  dân.  Những  bộ-lạc  của  các  lạc-

           tướng xưa, bấy giờ đổi thành huyện ở dưới quyền cai trị của

           quan  huyện-lệnh,  đại  để  là  người  ngoại  quốc.  Hạt  nào  lớn

           quá Mã-Viện lại chia nhỏ ra cho quan tướng lại có thể trông

           nom mật thiết được. Về phương diện kinh-tế và xã-hội, đại

           khái  Mã-Viện  cùng  đem  những  phương  thức  của  người

           Trung-hoa mà bắt người Lạc-Việt phải theo.


                                                           *


                   Chúng ta có thể xem cuộc kinh lý của Mã-Viện là một

           cuộc cách mệnh. Cũng như mọi cuộc cách mệnh cuộc này là

           qui kết của một lịch trình biến chuyển lâu dài chứ không phải

           là một hiện tượng đột khởi. Chúng ta đã biết rằng ngay đầu

           thế kỷ thứ 2 tr. K.ng. nước Âu-lạc thuộc nhà Triệu, rồi đến

           cuối thế-kỷ ấy lại bị nội thuộc nhà Hán. Dẫu trong suốt hai
   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66