Page 60 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 60
biểu cho sự phản động của tinh thần dân tộc mới manh nha
đối với sự ức chế của ngoại-tộc, mà về văn-hóa là tiêu biểu
cho sự phản động của cái văn hóa cố hữu đối với cái văn-hóa
ngoại lai.
Trong phạm vi quyển sách nhỏ này, chúng tôi không thể
thuật rõ những chi tiết của cuộc khởi nghĩa ấy. Tôi chỉ xin
nhắc qua rằng theo sử Trung-hoa chép thì tất cả dân Man Lái
các quận Cửu-chân, Nhựt-nam và Hợp-phố đều hưởng ứng
với Trưng-Trắc ở quận Giao-chỉ, thế nghĩa là cuộc khởi nghĩa
lôi cuốn hết dân bản xứ, phần chủ yếu là dân Lạc-Việt ở các
quận đại khái gồm trong địa bàn của nước Âu-Lạc cũ. Trưng-
Trắc thắng lợi và xưng vương được hai năm. Đầu năm 42
(sau K.ng.) nhà Hán sai viên lão-tướng Mã-Viện đem quân
phản công Trưng-Trắc. Ở đây chúng tôi cũng không thể
thuật kỹ càng chi tiết của cuộc phản-công của Mã-Viện, chỉ
xin nhắc vắn tắt rằng Mã-Viện tiến binh tới Lãng-bạc (tức là
miền làng Yên phú, tỉnh Bắc-ninh), rồi thẳng tới Tây-vu
(miền Cổ-loa), thì bị quân Trưng-Trắc kháng chiến kịch liệt.
Nhưng giữa năm 43 thì Trưng-Trắc phải chạy về Cấm-khê
(đất phủ Vĩnh-tường, tỉnh Vĩnh-yên), và rốt cuộc hai chị em
phải tự trầm ở cửa Hải-giang. Sau khi bình định được quận
Giao-chỉ, Mã-Viện tiến quân vào Cửu-chân để đuổi theo dư
chủng của hai bà Trưng do Đô-Dương cầm đầu và bình định
luôn quận ấy. Thế là cuộc khởi nghĩa của dân Lạc-Việt chỉ
duy trì được hai năm mà rốt cuộc phải thất bại.
Chúng ta có thể hiểu cuộc thất bại ấy là do những
nguyên nhân chính sau này : Một là tinh-thần dân tộc mới
manh nha, tuy buổi đầu có thể thắng được sự áp bức của các
quan lại Trung-hoa cô thế, mà cuối cùng, trước sự tấn công
hùng hậu của quân đội của Mã-Viện thì không cầm cự nổi