Page 64 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 64
đã quyết định một cách tàn khốc cái vận mệnh lịch sử của
17
dân tộc ta vậy.
Nhưng xét cho kỹ thì chúng ta nhận thấy rằng trong cơ
cấu chủng-tộc của người đàn bà Đông-sơn về đời Tống là đại
biểu cho người Việt-Nam khi mới thoát ly Bắc-thuộc, yếu tố
mông-gô-lích vẫn chưa lấn được hẳn yếu tố anh-đô-nê của
người Lạc-Việt còn duy trì trong hình đầu lâu, đồng thời
những tính tình, phong tục, chế độ của người Việt-nam, nhất
là người bình dân, đến các đời Trần đời Lê, cho đến ngày nay
nữa cũng vẫn bày ra những điều đặc biệt khác hẳn với tính
tình phong tục, chế-độ của người Trung-quốc. Cơ cấu chủng
tộc và trạng thái văn-hóa của người Việt-Nam sau thời kỳ
Bắc-thuộc không giống cơ cấu chủng tộc và trạng thái văn-
hóa của người Lạc-Việt nữa, nhưng dân tộc Việt-Nam đến khi
đã hoàn toàn tự giác để thoát ly cuộc đô hộ của Trung-hoa là
đã lấy cái cốt cách Lạc-Việt mà dung hòa những yếu-tố
chủng tộc và văn hóa của người Hán-tộc, và một ít yếu-tố
của các giống người khác ở lân cận, để thành một nhân cách
18
riêng . Nhân cách ấy đã bị đoàn luyện trong những nỗi đau
đớn, khổ sở, nhục nhã và trong những cuộc quật khởi vinh-
quang, trải qua non nghìn năm mới thành thục mà dành lại
sinh tồn độc lập.
Xét qua nguồn gốc của dân-tộc Việt-nam, chúng ta đã
thấy rằng tất cả giống Việt-tộc từ xưa đã chiếm ở khắp miền
lưu vực sông Dương-tử và miền Nam-bộ Trung-hoa, là một
chủng tộc rất xưa ; chúng ta đã thấy rằng lịch sử đã từng
đem họ tên địa vị vẻ vang oanh liệt ở thời các nước Sở, Ngô,
Việt, thay nhau xưng bá ; chúng ta đã thấy họ đã từng có cái
cao vọng phát triển lên Bắc để tung hoành ở Trung-quốc và
từng làm mối lo lớn cho Hán-tộc trong bao nhiêu đời ; chúng