Page 63 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 63

lớn có đường vết khuôn, những miếng giáp đồng, những dao

           găm, những đồ nửa đồng nửa sắt.


                   Xét các đồ ấy thì chúng ta nhận thấy rằng ở giữa thế kỷ

           thứ nhất, ảnh hưởng của kỹ thuật Trung-hoa đối với kỹ-thuật

           của  người  Lạc-Việt,  tuy  đã  có  ngấn-tích,  nhưng  hãy  còn

           mỏng mảnh, mà kỹ thuật thuần túy Lạc-Việt vẫn còn thịnh

           lắm. Nhưng sau cuộc kinh lý của Mã-Viện, chính sách đồng

           hóa  của  người  Trung-quốc  đã  được  thuận  tiện,  sự  áp  bách

           của văn hóa Trung-quốc càng ngày càng sâu, cho nên cách

           hơn một nghìn năm sau, trong những đồ đào được ở Đông-

           sơn về đời Tống chỉ có những đồ gốm của người Trung-hoa,

           mà đồ đồng của người Lạc-Việt thì đã mất hẳn dấu vết.


                   Về  phương  diện  chủng  tộc  thì,  như  chúng  ta  đã  biết,

           người Lạc-Việt ở buổi đầu có lẽ còn mang rất ít yếu-tố mông-

           gô-lích. Có lẽ trải qua hai thế-kỷ nội thuộc nhà Triệu và nội

           thuộc  nhà  Tây-Hán  đã  có  sự  lai  giống  sơ  sài  khiến  những

           yếu-tố mông-gô-lích trong cơ cấu chủng tộc của người Lạc-

           Việt  thêm  lên,  song  yếu-tố  anh-đô-nê  vẫn  chiếm  phần  chủ

           yếu. Nhưng sau cuộc kinh lý của Mã-Viện, sự tạp chủng với

           người  Hán  tộc  đã  đem  cái  kết  quả  ghê  gớm  là  cách  non

           nghìn năm sau, cái mặt của người đàn bà về đời Tống đào

                                        16
           được ở Đông-sơn   đã thành mặt mông-gô-lích, chỉ cái đầu
           lâu là còn tính chất anh-đô-nê mà thôi.


                   Cuộc kinh lý của Mã-Viện, mở đầu cho cuộc đô hộ nặng

           nề trong non một nghìn năm của người Trung-quốc đã có cái

           kết  quả  là  biến  hẳn  chủng-tộc  và  văn  hóa  của  người  Lạc-

           Việt, đến nỗi, theo bề ngoài người ta có thể nói rằng dân tộc

           Việt-Nam ngày nay về chủng tộc cũng như về văn-hóa, khác

           hẳn với người Lạc-Việt xưa. Cuộc kinh lý của Mã-Viện thực
   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68