Page 62 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 62
thế-kỷ cho đến đầu kỷ-nguyên, người Hán-tộc không đụng
chạm đến phong-tục và chế-độ của người Lạc-Việt, nhưng sự
tiếp xúc mấy đối với người Hán-tộc không thể nào không có
ảnh hưởng về văn hóa được. Ảnh hưởng cố nhiên càng ngày
càng đậm đà, và, như chúng ta đã biết, đến đời Tích-Quang
và Nhâm-Diên thì ảnh hưởng văn hóa của Trung-hoa đối với
người Lạc-Việt đã đi đến chỗ đồng hóa. Cuộc kinh lý của Mã-
Viện chẳng qua là một cuộc thanh toán băng võ lực những
yếu tố bảo thủ để tạo điều kiện thuận tiện cho cuộc đồng
hóa mà thôi.
Chúng ta có thể thấy ngấn tích của lịch trình đồng hóa
ấy ở trong những đồ cổ tích đào được ở Đông sơn. Những đồ
trọng yếu đào được là đồ đồng mà nhà khảo-cổ-học
Goloubew đặt vào thế-kỷ thứ nhất, tức là vào khoảng cuộc
kinh lý của Mã-Viện. Người ta có thể chia các đồ ấy ra làm
ba bộ : bộ thứ nhất gồm những đồ mà chúng tôi nhận là
thần túy Lạc-Việt, như những trống đồng, lưỡi búa, lưỡi rìu,
mũi mác mũi tên, cái gươm hai lưỡi, những dao găm có hình
người, cùng một số đồ trang sức. Trong bộ ấy thì vật đặc
biệt tiêu biểu nhất của người Lạc-Việt là cái trống đồng, mà
ở Đông-sơn chỉ tìm được những thứ nhỏ dùng làm minh khí,
nhưng hiện nay còn có cái trống Ngọc-Lư (tại Quốc gia Bảo-
tàng-viện) là đại biểu vẻ vang.
Bên cạnh những đồ đồng Lạc-Việt ấy, người ta nhận
thấy một ít đồ của người Trung-hoa đem đến, như cái bình
kiểu biển-hồ, cái gương kiểu nhà Hán và những tiền đồng
ngũ-thù.
Bộ thứ ba thì gồm có những đồ do người Lạc-Việt chịu
ảnh hưởng của người Trung-quốc mà chế tạo, như cái bình