Page 57 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 57

lính ấy một phần là người Trung-quốc, một phần là dân bản

           xứ mới mộ.


                   Đồng thời với sự thắt chặt chính sách cai-trị ấy ở quận

           Giao  chỉ  và  Cửu-chân,  chúng  ta  thấy  nhà  Đông-Hán  dùng

           những quan Thái-thú rất dụng tâm về việc du nhập văn hóa

           Trung-quốc  cho  dân  bản  xứ,  nhất  là  Tích-Quang,  Thái-thú

           quận Giao-chỉ và Nhâm-Diên, Thái-thú quận Cửu-chân ở đầu

           đời Hán trung hưng. Trước kia các quan Thái-thú vốn không

           đụng  chạm  gì  đến  việc  nội  bộ  của  người  Lạc-Việt,  mà  các

           quan Đô-úy thì chỉ lo giữ trật tự thôi. Tích-Quang là vị Thái-

           thú đầu tiên có cái dã tâm đồng hóa dân bản xứ theo Trung-

           quốc.  Người  vốn  đã  bắt  đầu  làm  công  việc  ấy  ngay  từ  đời

           Vương-Mãng.  Có  lẽ  bấy  giờ  Tích-Quang  thấy  cuộc  loạn  ở

           Trung-quốc, không theo Vương-Mãng mà có ý muốn tổ-chức

           bản quận thành một nước nhỏ để làm chủ trong giang sơn

           của mình chăng. Lại nhân có nhiều người tôi trung của nhà

           Hán không thần phục Mãng trốn sang Giao-chỉ, Tích-Quang

           dung nạp hết và nhờ họ giúp sức trong việc khai hóa nhân

           dân.  Sử  chép  rằng  Tích-Quang  dạy  cho  nhân  dân  Giao-chỉ

           cày cấy, biết đội mũ đi dày, đặt phép mối lái cho họ biết hôn

           thú, lại lập các học hiệu, lấy lễ nghĩa mà dạy dân (Hậu-Hán-

           thư, q.116). Sang đời Trung-hưng, vua Quang Vũ dùng luôn

           Tích-Quang là người trưởng lại có tư cách rất thích hợp với

           chính sách cai trị mới của nhà Đông-Hán.


                   Sau  Tích-Quang,  Nhâm-Diên  làm  Thái-thú  Cửu-chân

           cũng hết sức khai hóa cho dân bản xứ. Sử chép rằng Nhâm-

           Diên dạy cho dân cầy ruộng bằng trâu bò, dùng điền khí, và

           khai  khẩn  đất  hoang,  cùng  là  dạy  cho  dân  biết  lễ  giá  thú,

           khiến các  trưởng lại  phải giúp  tiền  cho những  ngươi nghèo

           để họ kết hôn được (Hậu-Hán-thư, q.106.)
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62