Page 56 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 56
VII. SỰ PHÔI THAI CỦA DÂN TỘC VIỆT-
NAM
Chúng ta đã biết rằng trong thời Tây-Hán – trong 119
năm – chính sách nhà Hán đối với dân Lạc-Việt là chính sách
thả lỏng. Nhưng sau khi Vương-Mãng soán vị, sang đời Hán
trung hưng thì chính sách nhà Hán đối với các châu quận,
riêng về các châu quận mới mở ở xa, có chiều thay đổi.
Trước kia, quan Thứ-sử trông nom các châu cứ tháng tám
bắt đầu tuần hành rồi đến đầu năm sau trở về kinh đô không
ở nhất định tại châu trị. Đến đời Trung hưng thì đặt lệ kê-lại
các quan Thứ-sử không phải tự mình về kinh đô tâu việc
nữa, từ đó họ phải ở luôn tại trị sở, dẫu có tang cha mẹ cũng
không được bỏ chức. Sự thay đổi ấy tỏ rằng nhà Hán muốn
các quan Thứ-sử ở luôn trong châu quận để biết rõ mọi việc
và dễ kiểm soát các quan Thái-thú, tức là muốn thắt chặt
chính-sách đối với các quận vậy.
Ở châu trị, xung quanh quan Thứ-sử có các lại-viên giúp
việc gọi là tòng-sự-sử ; ở quận-trị dưới quan Thái-thú thì có
một viên Quận-thừa để thay mặt Thái-thú khi mắc việc :
xung quanh Thái thú thì có các duyên-sử chia ra các tào mà
làm việc, ví như công-tào-sử thì trông nom việc lựa chọn
người có công lao ; mỗi tào lại có các thư tá làm việc giấy
má. Các quan lại bực trên giúp việc Thứ-sử và Thái-thú có lẽ
đều là người Trung-quốc nhưng ở những bực duyên-sử và
thư-tá thì dùng cả người Trung-quốc và người bản xứ biết
chữ.
Tại các quận thì nhà Đông-Hán buổi đầu vẫn giữ chức
Đô-úy, có Đô-úy-thừa giúp việc, để cầm binh đồn trú. Binh