Page 53 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 53
tem nữa. Đến thời đại đồ đồng, cái tín ngưỡng đối với chim
Lạc hẳn cũng đã phai lạt hết mà chỉ còn là một ký ức trong
tục truyền thôi.
Về tín ngưỡng thì hẳn người Lạc-Việt cũng thờ quỷ thần
và cũng chôn người chết theo nghi thức như người nước Việt
bỏ đồ minh khí bằng đá và bằng đồng vào quan tài mà chôn.
– Hẳn họ cũng chuộng phương thuật. Sách Việt sử lược chép
rằng « Ở thời Trang-vương nhà Chu, tại quận Gia-ninh – tức
là huyện Mê-linh đời Hán – có người lạ đến lấy ảo thuật để
phục các bộ-lạc, tự xưng là Hùng-vương ». Câu sách ấy tất
có quan hệ đến sự di thực đến miền Bắc-kỳ của người Lạc-
Việt, và có thể cho chúng ta biết rằng xưa đã có truyền
thuyết rằng tù-trưởng người Lạc-Việt là giỏi pháp thuật.
Nhà chi-na học người Pháp, H.Maspero, cho rằng người
Lạc-Việt – ông gọi là người Văn-Lang – « cũng như các dân
tộc bán khai ở miền Đông-Nam châu Á ; hẳn có tôn giáo có
tính chất nông nghiệp. Mỗi năm có một hội mùa xuân cũng
như hiện nay ở các bộ-lạc Thái miền thượng du còn có… mà
ở miền trung châu thỉnh thoảng người ta cũng còn nhận
được dấu tích phưởng phất. Hội ấy, với tính chất phóng túng
và lẫn lộn trai gái, có ý nghĩa ghi dấu mùa xuân và mở đầu
công việc đồng áng. Trai gái dùng trầu cau làm môi giới để
cầu hôn ». Có lẽ trong những cuộc hội hè tế lễ ấy, họ dùng
những nhạc khí, như cái trống đồng và cái kèn bằng ống nứa
(như kèn của người Mường, người Mọi, người Lào) và cái sinh
bằng gỗ. Giữa những tiếng nhạc ồn ào thì con trai con gái
cùng nhau múa hát. Hai nhà khảo cổ học Geldern và
Goloubew đều nhận thấy khắc trong trống đồng của người
Lạc-Việt những hình tượng có quan hệ với những lễ nghi
14
tương tự với lễ nghi của người Mường ngày nay.