Page 50 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 50
người Mọi ngày nay, và ngoài việc trồng trọt họ cũng còn lấy
sự săn bắn làm nghề trọng yếu.
Tại miền trung-châu Bắc-kỳ người ta đã tìm được ít cái
lưỡi cày hay lưỡi cuốc bằng đồng. Theo sách Hậu-Hán-thư thì
đến khi đất Lạc-Việt nội thuộc nhà Hán mà dân tộc Lạc-Việt
ở Cửu-chân vẫn còn chưa biết cách cầy bừa bằng trâu bò. Về
đồ dùng thì ở lưu vực sông Nhị, lưu vực sông Đáy và nhất là
ở Đông-sơn trên bờ sông Mã, người ta đã tìm được đồ đá, đồ
gốm và đồ đồng là di tích của người Lạc-Việt. Những đồ đá
đào được các nhà khảo-cổ-học cho là đồ của thời đại đồ đá
mới còn sót lại chỉ dùng làm vật tế tự mà thôi. Chúng ta
chưa có thể biết rõ đó là di vật của người Anh-đô-nê lưu lại
trong xã hội Lạc-Việt, hay là đồ dùng của chính người Lạc-
Việt ở buổi họ mới di cư đến miền Bắc Việt-Nam.
Trong các đồ ấy có những cái cuốc bằng đá rất nhỏ –
Ông Pajot đào được ở Thanh-hóa – người ta cho là những đồ
12
thờ tiêu biểu cho những cuốc bằng gỗ cứng của người xưa .
Đồ gốm đào được ở Đông-sơn toàn là đồ thuộc về hậu kỳ
của thời đại đồ đá mới, mà hình thức và kỹ thuật thì tương
tự với những đồ đào được ở Chiết-giang. Kỹ thuật này có lẽ
là do người Lạc-Việt đem đến chứ không phải là của người
Anh-đô-nê thổ trước có một kỹ thuật đồ gốm thô sơ hơn. Đồ
đồng thì phần nhiều là binh khí : búa, rìu, mũi thương, mũi
mác, mũi tên, dao găm, cùng là thứ lưỡi qua giống hệt
những thứ tìm thấy ở miền Giang-Hoài và Chiết-giang của
người Việt tộc. Nhà khảo cổ học Geldera cho rằng theo
những đồ đồng tìm được ở miền Nam Trung-hoa và miền Bắc
Việt-Nam thì nghệ thuật mà người gọi là nghệ thuật Đông-
sơn là kết quả của ảnh hưởng nghệ thuật đồ đồng của Tây
phương, nghệ thuật ấy trải qua miền Trung-Á, qua Tây-bộ