Page 45 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 45

Nam-Việt cùng với nước phụ dung của Nam-Việt là Âu-Lạc cũ

           đều bị gồm vào bản đồ nhà Hán tự đó.


                   Nhà Hán chia đất Âu-Lạc cũ làm ba quận Giao-chỉ, Cửu-

           chân và Nhật-nam.


                   Giao-chỉ. – Theo sách Hàn thư địa lý chí thì quận Giao-

           chỉ  gồm  92.440  nhà,  746.217  người,  có  10  huyện  là  Liên-

           lâu,  An-đinh,  Câu-lậu,  Mê-linh,  Khú-lương,  Bắc-đái,  Kê-từ,

           Tây-vu,  Long-biên  và  Châu-diên,  mỗi  huyện  ấy  là  mỗi  thái

           ấp của quý tộc cũ. Xét vị trí của mỗi huyện ấy, chúng ta thấy

           rằng đại khái địa bàn của quận Giao-chỉ bấy giờ là vùng các

           tỉnh  hạ  du  và  trung  du  Bắc-kỳ,  ở  lưu  vực  sông  Nhị-hà  và

           sông  Thái-bình.  Theo  sự  suy  cứu  của  chúng  tôi  thì  trị  sở

           quận Giao-chỉ buổi đầu là thành Mê-linh – nay là làng Hạ-Lôi

           tỉnh Phúc-yên – tức là nơi mà sử cũ gọi là Phong-châu, trung
                                                                   10
           tâm điểm của các Lạc-vương xưa  . Quận Giao-chỉ của nhà

           Hán  có  lẽ  chỉ  ở  trong  vùng  Lạc-Việt  của  nước  Âu-Lạc,  còn

           vùng Tây-Âu có lẽ nhà Hán tách ra mà tháp vào quận Uất-

           lâm ở miền Quảng-tây.


                   Cửu-chân.  –  Quận  Cửu-chân,  theo  Hán-thư  thì  gồm

           35.743  nhà,  166.013  người,  có  7  huyện  là  Tư-phố,  Cư-

           phong,  Đố-lung,  Dư-phát,  Hàm  hoan,  Võ-thiết  (sửa  là  Vô-

           công), đại khái tương đương với miền Thanh-hóa – lưu vực

           sông Mã và sông Chu – và miền Nghệ-tĩnh. Trị-sở Cửu-chân

           theo chúng tôi suy đoán là Tư-phố tức là nơi – làng Đông-

           sơn gần Hàm-rồng – mà cách đây hai mươi năm viện Viễn-

           Đông bác-cổ đã phát quật được di tích về thời đại đồ đồng.

           Quận này cũng thuộc về địa bàn của người Lạc-Việt.


                   Nhật-nam.  –  Nhà  Hán  lại  đặt  thêm  một  quận  Nhật-

           nam ở phía nam Cửu-chân, đại khái tương đương với miền
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50