Page 44 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 44

coi việc dân và một quan Tả tướng để coi việc binh, còn các

           nhà quý tộc bản xứ thì vẫn được giữ thái ấp mà trị dân như

           cũ.  Tại  đất  bản  bộ  của  An-dương-vương  là  đất  Tây-vu  –

           trung  tâm  điểm  là  Loa-thành  –  có  lẽ  Triệu-Đà  vẫn  để  con

           cháu Thục-Phán quản lãnh mà xưng vương – Tây-vu-vương

           – được biệt đãi hơn các nhà quý tộc khác. Sự nội thuộc nhà

           Triệu  của  nước  Âu-Lạc  bấy  giờ  kể  ra  cũng  không  chặt  chịa

           lắm.


                                                           *


                   Sau khi Triệu-Đà chết hơn hai chục năm, tằng tôn của

           Đà là Triệu-Hưng nối ngôi thái-hậu là người Trung-quốc, tư

           thông với sứ giả nhà Hán, bèn mưu đem nước Nam-Việt nội

           thuộc Trung-quốc. Nhưng thừa-tướng nước Nam-Việt là Lữ-

           Gia âm kết với các đại thần để phản đối.


                   Nghe tin Lữ-Gia phản đối, vua Hán phát mười vạn binh,

           chia làm bốn đạo đi đánh Nam-Việt ; cuối năm thứ sáu hiệu

           Nguyên-đinh  (III  tr.  K.ng),  Phục  Ba  tướng  quân  là  Lỗ-Bác-

           Đức  và  Lâu-thuyền  tướng  quân  là  Dương-Bộc  chiếm  được

           Phiên-ngung,  Lữ-Gia  và  vua  Nam-Việt  là  Triệu-Hưng  (Kiến-

           Đức) đều bị bắt. Bấy giờ Thương-ngô-vương là phụ-dung của

           Nam-Việt cùng các huyện lệnh khác đều xin hàng.


                   Tây-vu-vương  ở  đất  Âu-Lạc  cũ,  cũng  là  phụ  dung  của

           Nam-Việt,  toan  thừa  cơ  Nam-Việt  suy  vong  mà  quật  khởi,

           nhưng bị ngay Hoàng-Đồng là Tả tướng của nhà Triệu đặt ở

           quận  Giao-chỉ  giết  được.  Các  lạc  tướng  khác  ở  Âu-Lạc  đều

           phải đầu hàng, tuy quân Hán chưa vào cõi. Hai quan Điển sứ

           Giao-chỉ  và  Cửu-chân  thì  nghe  lời  dụ  của  quan  Giám  quận

           Quế-lâm là Cư-Ông cũng đến dinh Lộ-Bác-Đức đầu hàng và

           nộp sổ đinh của hơn bốn mươi vạn dân Âu-Lạc. Thế là nước
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49