Page 39 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 39

V. LẠC VIỆT






                   Trong  các  xóm  Bách-Việt  có  nhóm  Lạc-Việt,  là  tổ  tiên

           trực tiếp của dân-tộc Việt-nam, ở miền trung châu Bắc-kỳ và

           phía  Bắc  Trung-kỳ,  vì  không  bị  quân  nhà  Tần  chinh  phục,

           nên giữ được độc lập lâu hơn các nhóm khác.


                   Người  Lạc-Việt  đến  ở  miền  Bắc  Việt-nam  từ  bao  giờ,

           điều ấy chúng ta chưa biết đích xác được, chỉ biết rằng trước

           khi Triệu-Đà thần phục nước Âu-Lạc thì đã có người Lạc-Việt

           rồi. Theo Từ-Quảng (do Sử ký Sách ẩn dẫn) thời người Mân-

           Việt họ Lạc, điều ấy khiến chúng ta ngờ rằng người Lạc-Việt

           ở Việt-nam vốn có quan hệ với người Mân-Việt ở Phúc-kiến,

           mối quan hệ ấy, ô. Cl. Madrolle, trong bài Le Tonkin ancien

           B.E.F.E.O.  XXXVII)  đã  nhận  thấy  chứng  thực  về  nhân  loại

           học. Có lẽ ở miền bờ biển Phúc-kiến từ xưa đã có một nhóm

           Việt-tộc chuyên làm nghề đánh cá và vượt biển. Họ thường

           dùng thuyền gỗ hay mảng tre có buồm để hàng năm, theo

           gió  mùa,  nhân  gió  bấc,  vượt  biển  đến  các  miền  diên  hải  ở

           phương Nam, đại khái miền Hải-nam, miền trung châu sông

           Nhị và sông Mã ở phía Bắc Việt-nam, có lẽ những người táo

           bạo vượt đến cả Nam-dương quần-đảo nữa, rồi đến tiết gió

           nồm, họ lại vượt trở về nơi căn cứ. Có lẽ sau nhiều cuộc vượt

           biển ấy, người Việt trong thị tộc Lạc ở Phúc-kiến đã để lại tại

           miền Bắc Việt-nam một ít nhóm thực dân rải rác, rồi dần dần

           những nhóm thực dân ấy một ngày một đông ; đến sau khi

           nước  Việt  bị  nước  Sở  diệt  thì  có  lẽ  họ  kéo  nhau  cả  bộ  lạc

           xuống ở miền trung châu sông Nhị và sông Mã mà xưa nay

           họ vẫn biết là miền đất rộng rãi phì nhiêu. Vì cũng có những

           người  Lạc  ở  sót  lại  Phúc-kiến  nên  Từ-Quảng  mới  nói  rằng
   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44