Page 36 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 36

Hán  tộc  cùng  với  một  vạn  năm  nghìn  đàn  bà  Hán  tộc  mà

           Triệu Đà được nhà Tần cấp cho để may vá cho quân sĩ, cho

           nên chúng ta có thể nói rằng ngay trong thời nước Nam-Việt

           cường thịnh, người Việt-tộc ở Nam-Việt cũng đã đồng hóa rất

           nhiều theo Trung-quốc rồi.


                                                           *


                   Trước khi nói riêng về nhóm người Lạc-Việt ở miền Bắc-

           kỳ,  chúng  ta  hãy  xét  qua  trạng  thái  sinh  hoạt  của  người

           Bách-Việt  ở  miền  Hoa-nam.  Những  sự  phát  quật  cổ  tích  ở

           miền  này  rất  là  hiếm  hoi,  người  ta  chưa  có  những  sử  liệu

           trực tiếp để nghiên cứu văn hóa của người Bách-Việt, chỉ có

           thể  căn  cứ  vào  những  tài  liệu  gián  tiếp  rải  rác  trong  sách

           xưa, như sách Sử-ký, sách Hán-thư, và nhất là tác phẩm của

           Hoài-nam vương Lưu-An là người đời Hán sơ, vì ở miền tiếp

           cánh với đất Bách-Việt nên rất am hiểu sự tình đất ấy. Lưu-

           An nói rằng « người Việt không có thành quách, thôn ấp ; họ

           ở trong khoảng khe hang, trong vùng lau trúc. Họ quen thủy

           chiến mà giỏi dùng thuyền » (Thư của Lưu-An gửi cho Hán

           Vũ-đế),  lại  nói  rằng  họ  «  làm  việc  trên  cạn  ít,  dưới  nước

           nhiều, cho nên họ cạo tóc xăm mình… đóng khố ngắn, không

           mặc  quần  để  tiện  bơi  lội,  tay  áo  ngắn  mà  xắn  lên  để  tiện

           chèo thuyền ». Xem thế thì chúng ta thấy rằng sinh hoạt vật

           chất  của  người  Bách-Việt  cũng  không  khác  sinh  hoạt  của

           người nước Việt mấy. Cũng như người Việt, họ lấy nghề chài

           lưới làm nghề chủ yếu. Trong các thung lũng trên bờ sông bờ

           biển và ở giữa hồ đầm, người Bách-Việt hẳn cũng làm nhà

           sàn  nhà  gác  bằng  tre  và  gỗ.  Quần  áo  của  họ  có  lẽ  cũng

           giống quần áo của người Mường người Mọi ngày nay, và làm

           bằng vải đay hay vải gai. Ở đảo Hải-Nam cũng là nơi thuộc

           trong địa bàn của người Bách-Việt, sách Hán-thư chép rằng
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41