Page 31 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 31

chỉ chép có năm nhóm quan trọng, sau này đã đạt đến hình

           thức quốc-gia là : Đông-Việt hay Đông-Âu, Mân-Việt, Nam-

           Việt, Tây-Việt hay Tây-Âu và Lạc-Việt.


                   Ở chương này chúng tôi chỉ xin nói về ba nhóm Đông-

           Việt, Mân-Việt và Nam-Việt là các nhóm sau này lần lượt bị

           đồng hóa theo Hán tộc, còn nhóm Tây-Âu và nhất là nhóm

           Lạc-Việt, hai nhóm ấy sau này hợp thành nước Âu-Lạc đã ghi

           dấu  trên  Lịch-sử  lâu  bền  hơn,  chúng  tôi  sẽ  nói  riêng  ở

           chương sau.


                                                           *


                   Đông-Việt và Mân-Việt. – Hai nhóm ấy có tự bao giờ,

           chúng ta chưa biết đích xác được. Chúng ta chỉ có thể đặt sự

           thành lập chính thức của nó vào thời gian sau khi nước Việt

           bị diệt (năm 333) và trước khi nhà Tần chinh phục Bách-Việt

           (năm 218).


                   Sau cuộc nhà Tần thống nhất Trung-hoa thì cương vực

           của địa bàn người Hán-tộc có thể lấy giải Nam-lãnh làm giới

           tuyến  phía  Nam.  Sau  khi  Tần  đặt  36  quận  ở  đất  trung

           nguyên  thì,  vào  khoảng  năm  218,  Thủy-hoàng  phát  quân,

           gồm  những  hạng  người  lưu  vong  rể  thừa  và  lái  buôn,  chia

           làm 5 đạo cho đi chinh phục đất Bách Việt. Trong 5 đạo ấy,

           đạo thứ năm tụ tập trên sông Dư-can, trong tỉnh Giang-tây,

           ở phía nam hồ Phiền dương, là đạo quân nhằm đánh Đông-

           Việt  và  Mân-Việt  là  hai  nhóm  người  Việt  đã  có  hình  thức

           quốc-gia phôi thai, vốn thần phục nước Sở, đã nhân cuộc nội

           loạn ở Trung-quốc mà độc-lập.


                   Nhóm  Đông-Việt  hay  Đông-Âu  thì  trung  tâm  điểm  là

           miền  Vĩnh  gia,  thuộc  Ôn  châu  trong  tỉnh  Chiết  giang  ngày

           nay, về phía nam Tam-môn loan. Nhóm Mân-Việt thì trung
   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36