Page 27 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 27
Xét những đồ gốm và đồ đồng phát quật được ở miền
Chiết-giang, các nhà khảo-cổ-học buộc nghệ thuật của các
đồ ấy vào một nghệ thuật lớn họ gọi là nghệ thuật Đông-
Sơn, có nhiều đặc điểm tương tự với nghệ thuật đời Chiến
quốc ở miền sông Hoài, những đặc điểm ấy là hình trôn ốc
cặp đôi, và hình giây bện. Theo ý chúng tôi thì tổ quốc của
nghệ thuật ấy chính là miền Ngô-Việt. Chính hồi nước Ngô
nước Việt đương cường thịnh, tại miền hạ lưu Dương-tử đã
thành hình cái văn-hóa đồ đồng của người Ngô-Việt, có cái
nghệ thuật gồm những đặc tính kể trên. Một mặt nghệ thuật
ấy do sự giao thông với người Hán-tộc ở miền Bắc mà ảnh
hưởng thành nghệ thuật Chu-mạt hay Chiến-quốc, một mặt
thì do sự di cư của người Việt-tộc xuống Nam mà ảnh hưởng
thành nghệ thuật Đông-sơn.
Bây giờ chúng ta xét qua về tính tình của người Việt mà
người Hán gọi là Man Di. Người Hàn-tộc thường cho người
Việt là khinh bạc, là trắc trở, là hiếu chiến. sắc sảo về việc
binh và không sợ chết. Vì sao người Hán-tộc lại cho người
Việt là khinh bạc ? Một lẽ là vì, như lời chép trong sách Việt-
tuyệt-thư, « họ ở núi mà đi đường nước, lấy thuyền làm xe,
lấy chèo làm ngựa, đến thì như gió thoảng, đi thì khó đuổi
theo. » Hai lẽ là, như lời Sử-ký chép, vì dễ kiếm ăn, họ
không lo dành dụm, bon chen để phòng xa, chỉ ăn sổi ở thì
qua ngày tháng… Người Hán-tộc cho họ là trắc trở hiếu chiến
là vì người Việt không những thường chống cự kịch liệt
những cuộc xâm lăng của họ mà trong thịnh thời lại thường
mang cái dã tâm phát triển lên miền Bắc, cho nên họ vẫn
xem người Việt là mối lo thế truyền ở biên thùy phương
Nam. Đến như tính không sợ chết của người Việt thì chúng
ta có thể thấy chứng cứ trong cách chết của quân cảm tử