Page 24 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 24

phải rút về giữ cố đô, rồi tiếp đến ba đời vua bị giết, thế là

           cơ suy bại của nước Việt đã bày ra rõ ràng. Sau khi Câu-Tiễn

           chết được 48 năm, thì nước Việt suy, và 46 năm sau thì nước

           Việt bị Sở đánh diệt.


                   Trong lịch-sử 600 năm của nước Việt, Câu-Tiễn là người

           anh  hùng  đã  làm  cho  nước  Việt  nhỏ  bé  bán  khai  ở  Giang-

           nam  nổi  lên  địa  vị  một  nước  mạnh,  tung  hoành  trong  non

           một thế kỷ ở một phương.


                   Như  chúng  ta  đã  biết,  nước  Việt  ở  vào  miền  sông

           Dương-tử, tiếp giáp với nước Ngô và nước Sở ở phía Bắc và

           phía Tây. Về phía Nam thì biên giới nước Việt là giải Nam-

           lãnh, về phía Đông là biển. Xem thế thì cương vực nước Việt

           đại khái là gồm một phần lớn về phía nam của tỉnh Chiết-

           giang và một phần lớn về phía bắc của tỉnh Giang-tây, song

           bán bộ nước ấy là miền Chiết-giang còn miền Giang-tây thì

           chỉ là phạm vi thế lực.


                   Bây  giờ  chúng  ta  hãy  xét  qua  trạng  thái  văn  hóa  của

           người nước Việt.


                   Theo những sử liệu hiện có, chúng ta có thể phác họa sơ

           lược trạng thái sinh hoạt vật chất của người Việt như sau này

           : Cũng như người nước Ngô, người Việt vẫn lấy nghề chài cá

           làm cách sinh hoạt trọng yếu. Đất thì còn xâu lầy nên ruộng

           còn ít, mà kỹ thuật làm ruộng thì còn thô sơ, họ chưa biết

           dùng cày bừa và trâu bò. Vì vậy mà nông nghiệp chưa phát

           đạt được. Có lẽ phần nhiều ruộng làm ở đất cao cho nên chỉ

           trồng được lúa, nếp. Đồ ăn trọng yếu là lúa nếp, tôm cá và

           sò hến. Vì người ít đất rộng cho nên sản xuất dư dùng.


                   Về sự ăn mặc thì người Việt đã biết dệt vải bằng sợi cây

           (sợi gai hay đay), có lẽ đã biết dệt vải hoa như vải của người
   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29