Page 20 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 20
Việt-tộc là một giống người trước đời Chu, đã ở khắp vùng
lưu vực sông Dương-tử, từ miền Vạn-huyện (đời Chu là nước
Quì-việt) tỉnh Tứ-xuyên cho đến biển, nghĩa là suốt cả miền
châu Kinh và châu Dương trong Vũ cống.
Chúng ta có thể biết người Việt-tộc ấy, theo nhân-
chủng-học, là chủng-tộc gì không ? Với tình trạng học thuật
ngày nay, muốn giải quyết chắc chắn vấn-đề là một điều
huyễn vọng. Song chúng ta cũng có thể theo đại khái mà
đoán rằng, cứ những điều chúng ta biết về văn hóa của
người Man-Di và người Việt-tộc thì có lẽ họ không phải là
thuộc về chủng tộc Mông-gô-lích như người Hán-tộc. Tuy
chưa có thể nói quyết rằng họ thuộc về chủng tộc Anh-đô-
nê, nhưng chúng ta có thể nhận rằng cái tục xăm mình là
tục đặc thuộc của người Việt-tộc xưa, hiện nay vẫn là tục đặc
thuộc của các dân-tộc thuộc về giống Anh-đô-nê ở miền
Đông-nam châu Á. Di duệ của người Việt-tộc ngày nay vẫn
còn có những đặc tính văn hóa giống với văn hóa của các
dân tộc Anh-đô-nê. Chúng ta còn có thể nói rằng tất cả
những dân tộc bán khai ở miền Nam và miền Tây-Nam châu
Á, từ người Miêu-tử, người Lô-lô, người Mán, người Lái, người
Lê, người Dao, người Xa, người Đản, người Đông, cho đến
người Dayak ở đảo Bornéo, đều là di duệ của người Man Di.
Các nhà nhân-chủng-học thường chia các dân-tộc kể trên
thành hai giống Tạng-Miến (Tibéto-birman) và Anh-đô-nê.
Nhưng nhà bác học Leroy Gourhan nói rằng : « Những sự
khác nhau về nhân loại-học giữa người Anh-đô-nê và người
Tạng-Miến rất là mỏng mảnh mà có lẽ là do sự lai giống mà
sinh ra. Những đặc tính về kỹ thuật của họ cũng không khác
nhau hơn… Những mối quan hệ giữa họ mật thiết lắm, mà
chưa có thể chỉ định một cách xác thiết được, cho nên chưa