Page 18 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 18
Hà-nam, ở lưu vực Hoàng-hà, thuộc về thời Nghiêu Thuấn,
toàn bằng đá), vì hiện nay chưa có cuộc khai quật nào phát
hiện những di tích sinh hoạt của họ còn chôn kín trong đất.
Người Hán-tộc ở đời Thương đã biết nung đồ gốm đồ đồng
rất tinh xảo. Các kỹ nghệ ấy có thể truyền xuống miền Nam
cho người Giao-chỉ không ? Điều ấy chưa có chứng cứ gì xác
nhận. Dẫu sao, với nghề đánh cá và nghề canh nông, cùng
chế-độ vật tổ là đặc tính của xã hội thị-tộc, người ta có thể
nói rằng văn hóa của người Giao-chỉ bấy giờ ít ra cũng là ở
cuối đời đồ đá cũ và đầu đời đồ đá mới. Tuy người ta chưa
tìm được di tích gì về nhà ở của giống người ấy, nhưng cũng
có thể theo những sở đắc phổ thông của tiền sử-học mà
đoán rằng họ làm nhà bằng cành cây hay bằng tre (theo
thiên Vũ-cống thì ở miền đất châu Kinh có nhiều tre), có lẽ là
theo kiểu nhà sàn làm trên mặt hồ hay trong khe núi.
*
Sách xưa chép ở phía Nam đất Giao-chỉ, về đầu nhà
Chu có nước Việt-thường, từng thông sứ và hiến chim trĩ
trắng cho vua Thành-vương. Việc tiến công ấy không rõ có
không, duy tên Việt-thường, theo sự suy cứu của chúng tôi,
thì có lẽ, là một tên vốn có từ xưa. Nước Việt-thường xuất
hiện ở đầu đời Chu (có lẽ ở đời Thương đã có nước ấy rồi) ở
trên địa bàn cũ của nước Tam-Miêu, ở khoảng hồ Động-đình
và hồ Phiên-dương. Trung-tâm điểm của nước ấy có lẽ là xứ
Việt-chương (Việt-chương và Việt-thường theo tiếng Tàu là
đồng âm), là nơi vua Sở Hùng-Cừ (thế kỷ thứ 9) phong cho
con út là Chấp-Tỳ, tương đương với miền Nam-xương trong
tỉnh Giang-tây ngày nay. Có lẽ nước Việt-thường bắt đầu suy
từ khi nước Sở thành lập ở miền Hồ-bắc Hồ-nam (thế kỷ 12)
mà chiếm một phần đất của họ ở phía tây, rồi đến đời Hùng-