Page 22 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 22
III. Ư-Việt
Trong đời nhà Chu, tại miền địa bàn của Việt-tộc, người
ta đã thấy xuất hiện ba nước lớn : nước Sở ở lưu vực sông
Giang, sông Hán và sông Tương, nước Ngô ở lưu vực sông
Giang và sông Hoài, nước Việt ở lưu vực sông Chiết. Trong
ba nước ấy, nước Sở và nước Ngô đã từng xưng bá ở miền
Giang Hoài, song rốt cuộc đã dần dần đồng hóa theo Hán
tộc, duy có nước Việt, cũng gọi là Ư-Việt hay Vu-Việt, tuy
sau này cũng sẽ đồng hóa theo Hán tộc một phần lớn, nhưng
di chủng của Việt-tộc hiện còn lưu trên lịch sử là dân-tộc
Việt-Nam ta vốn có quan hệ xa gần với nước ấy, cho nên vận
mệnh lịch sử của nước ấy đối với chúng ta lại có ý nghĩa
khác hẳn với vận mệnh của các nước Sở Ngô.
Ở thế kỷ thứ 9, một số các thị-tộc người Việt-tộc ở miền
Chiết-giang, có lẽ cũng có quan hệ với những phần tử Việt-
tộc tự miền Giang-tây dời đến sau khi nước Việt-thường bị
diệt, do một nhà quý tộc họ My, thuộc về thị tộc My, cùng họ
với nhà vua nước Sở, cử hợp thành một bộ-lạc lớn mà sử gọi
là nước Việt. Trung tâm điểm của nước ấy là miền Cối-kê,
tức phủ Thiệu-hưng ngày nay, trên cửa sông Chiết giang.
Buổi đầu, trong hơn bốn thế kỷ về trước đời Câu-Tiễn thì
nước Việt chỉ là một nước bồi thần, một nước phụ dung của
nước Ngô, cho nên trong các sách sử xưa của Trung-quốc
không thấy chép đến. Cuối thế kỷ thứ 6, vua nước Ngô là
Hạp-Lư giận vua nước Việt là Doãn-Thường không theo mình
mà đánh nước Sở nên đem binh đi đánh Việt, thắng Doãn-
Thường ở Tuy-lý (phủ Gia-hưng). Về sau, khi nghe tin Doãn-
Thường đã chết, Hạp-Lư lại đánh nước Việt, con Doãn-