Page 23 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 23

Thường là Câu-Tiễn đem quân quyết tử ra để kháng chiến,

           đánh tan được quân Ngô và giết được Hạp-Lư. Sau con Hạp-

           Lư là Phù-Sai trả thù, diệt được quân Việt, bắt Câu-Tiễn phải

           thần  phục  Ngô  và  chỉ  cho  giữ  một  khoảng  đất  nhỏ  ở  miền

           Cối-kê thôi.


                   Câu-Tiễn nhờ có bề tôi là Văn-Chủng và Phạm-Lãi giúp

           vày, khổ thân tiêu tứ, tự chia khó nhọc với nhân dân, trọng

           dụng người hiền tài, hậu đãi những người giỏi ở các nước lân

           cận,  gắng  sức  mở  mang  kinh  tế  và  chấn  hưng  binh  bị  của

           nước Việt.


                   Theo  sách  Sử-ký  thì  Phạm-Lãi  bày  cho  Câu-Tiễn  thực

           hành cái kế phú quốc cường binh là theo Kế-Nhiên (Ngô-Việt

           xuân  thu  chép  là  Kế-Nghê).  Phượng  sách  của  Kế-Nhiên  cả

           thể tóm tắt thành mấy điều cốt yếu sau này :


                   a) Khuyến khích nông tang để tăng gia sự sản xuất.


                   b) Bớt thuế má để dân tích súc được nhiều.


                   c) Khuyến khích thương nghiệp để hàng hóa và tiền bạc

           lưu thông.


                   d) Giữ vật giá trung bình để nông thương đều lợi.


                   Đại khái điều thiết yếu trong kế hoạch ấy là chú trọng

           nông và thương, làm sao cho hai nghề ấy đều phát đạt cả.

           Câu-Tiễn thực hành kế ấy trong mười năm, nước Việt trở nên

           giàu, « quân sĩ được cấp lương rất hậu cho nên ai nấy đều

           hăm hở xông pha tên đạn như khát được uống nước ». Nhờ

           thế mà Câu-Tiễn trả được thù xưa kia, diệt được nước Ngô

           mà xưng bá ở miền Giang Hoài (năm 402).


                   Sau Câu-Tiễn, nước Việt còn xưng bá được mấy đời nữa,

           nhưng  từ  đời  thứ  tư,  nước  Việt  thất  bại  ở  miền  Sơn-đông,
   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28