Page 26 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 26
người ta biết rằng người Ngô Việt xây mộ bằng đá và gạch,
nhưng có lẽ đá và gạch là những vật liệu chỉ dùng để xây mộ
và xây thành, chứ nhà ở thì dùng tre và gỗ. Sách Việt-tuyệt-
thư chép nước Việt có rất nhiều thành lũy và lăng mộ, điều
ấy tỏ rằng ở đầu đời Hậu Hán (thời kỳ của sách Việt-tuyệt-
thư) di tích những thành lũy và lăng mộ xưa ở miền nước
Việt vẫn còn. Hiện nay những thành và mộ ấy không còn
biết ở chỗ nào nữa. Nếu tìm ra được địa điểm của các thành
mộ xưa ấy mà phát quật thì hẳn sẽ tìm được nhiều di vật
giúp cho người ta biết rõ hơn về văn-hóa của người Việt.
Về văn-hóa tinh thần thì chúng ta có thể xét qua về các
phương diện ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng nghệ thuật,
tính tình, tổ-chức, chính-trị và xã-hội.
Ngôn ngữ của người Việt thế nào, hiện nay chúng ta khó
mà khảo được, chỉ biết rằng nó khác nhiều với ngôn ngữ của
người Hán-tộc mà thường một tiếng của người Việt, người
Hán phải dùng đến hai ba âm mà phiên ra.
Về phong tục thì tục cạo tóc xăm mình là tục đặc thuộc
của cả Việt-tộc, cũng là tục thường của người nước Việt. Họ
lấy sự xăm mình làm một điều rất vinh hạnh. Họ còn có tục
khắc cánh tay để ăn thề, khác với tục xăm mình có ý nghĩa
tô-tem.
Người Việt thờ quỷ thần, chuộng phù pháp và tin cát
hung họa phúc. Sách xưa hay nói Việt phương là những
phương thuật phù pháp của người Việt. Họ thờ phụng người
chết trân trọng lắm. Những nhà quý tộc xây mộ bằng đá và
bằng gạch rất to, theo xác chết bỏ vào áo quan bằng gỗ
người ta lại bỏ nhũng đồ minh khí bằng đá, bằng đất và
bằng đồng, ý giả để cho người chết có đủ đồ mà dùng.