Page 30 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 30
IV. BÁCH VIỆT
Từ trước thời kỳ nước Việt đương cường thịnh ở Chiết-
giang, người Việt-tộc ở miền lưu vực sông Dương-tử (riêng là
người Giao-chỉ và Việt-thường) đã có thể đi qua các đèo ở
giải Nam-lãnh mà di cư rải rác đến miền Nam, trong các
thung lũng những sông lớn ở các tỉnh Quảng-tây, Quảng-
đông và Phúc-kiến ngày nay. Chúng ta lại biết rằng hơn trăm
năm sau Câu-Tiễn, (năm thứ 46 đời Chu Hiến-vương, tức
năm 333 tr.k.ng.), nước Việt bị nước Sở diệt, từ đó người
Việt lìa tan xuống Giang-nam, rải rác ở miền bờ biển và lục
địa. Ở đấy họ gặp những người đồng tộc đã di cư đến từ
trước. Song người nước Việt có lẽ đã đạt đến một trình độ
văn-hóa cao hơn, cho nên sau khi họ hỗn cư với những thị-
tộc chiếm ở miền Nam trước họ, thì họ đã đem đến đó một
hình thức chính-trị, và có lẽ một hình thức kinh-tế cao hơn.
Những nhà quí-tộc người Việt cũ hợp tàn chủng của họ với
các nhóm Việt-tộc cũ, hoặc lập thành những bộ-lạc lớn mà
tự xưng là quận trưởng (tù trưởng), hoặc lập thành những
quốc-gia phôi thai mà tự xưng vương. Những bộ-lạc hay
quốc-gia do các nhà quí-tộc người Việt lập ở miền Lãnh-nam,
người Hán-tộc gọi chung họ là Bách Việt. Đại khái buổi đầu,
những nhóm quan trọng ở miền Chiết-giang Phúc-kiến đều
thần phục nước Sở, mà những nhóm ở xa hơn trong miền
Quảng-tây, Quảng-đông và Bắc-kỳ thì không bị Sở ky mi.
Cái vận mệnh lịch-sử của các bộ-lạc và quốc-gia Việt-
tộc ấy là thế nào, chúng ta không thể biết hết được. Có lẽ
các bộ-lạc nhỏ dần dần bị các bộ-lạc lớn thôn tính, cho nên
số các bộ-lạc linh tinh một ngày một giảm ít đi, mà sử sách