Page 32 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 32
tâm điểm là miền Mân-huyện, thuộc Phúc-châu trong tỉnh
Phúc-kiến ngày nay.
Có lẽ hai nước Đông-Việt và Mân-Việt vì tiếp cảnh với
nhà Tần nên vốn đã sợ oai, nay thấy quân Tần kéo đến thì
không giám chống cự kịch liệt nên quân Tần thắng lợi rất
mau, chỉ trong năm đầu nhà Tần chinh phục được hai nước,
gồm lại mà đặt quận Mân-trung, hạ vua hai nước xuống làm
quân-trưởng (tù trưởng) để trong nom dân Việt.
Về sau, trong khi chư hầu phản nhà Tần, tù trưởng
Đông-Việt và Mân-Việt đều theo chư hầu mà đánh Tần, rồi
lại giúp Hán đánh Sở. Vì vậy đến năm thứ 5 đời Cao-đế
(202) thì nhà Hán thưởng công, phong cho tù trưởng Mân-
Việt là Vố-Chứ làm Mân-Việt-vương, trị đất Mân-trung cũ, đô
ở Đông-dạ (Mân-huyện ngày nay). Năm thứ 3 đời Huệ-đế
(192) nhà Hán lại chia đất Mân-trung cũ mà đặt thêm nước
Đông-hải và, cũng để thưởng công, phong tù trưởng Đông-
Việt là Dao làm Đông-hải-vương, đô ở Đông-Âu (miền Vĩnh-
gia), tục gọi là Đông-Âu-vương.
Các nhóm Bách-Việt vốn hay đánh nhau – đó chẳng qua
là tác dụng của cái xu thế thống nhất của các dân tộc – cái
thói tương tranh ấy vốn có thể cổ lệ cái lòng hiếu dũng cho
dân tộc nhưng cũng có thể lưu lệ mà thành cái mối tự thân
phân liệt được. Chúng ta nhớ lại, đương khi nước Việt quật
cường thì cái hoài vọng của họ là phát triển về phương Bắc
để xưng hùng với trung-nguyên. Sau khi nước Việt diệt
vong, cố nhiên người Việt không thể lăm le nhòm ngó trung-
nguyên như trước nữa, nhưng cái hoài vọng ngấm ngầm của
các tù trưởng lớn tuồng như cũng cứ chờ có thời cơ thì lại
tung hoành về Bắc. Trong khi chờ đợi thời cơ thì họ cố