Page 37 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 37
đàn ông thì cày ruộng trồng lúa nếp, lúa tẻ, cây đay cây gai,
đàn bà thì trồng dâu nuôi tằm. Có lẽ ở miền đồng bằng trong
lưu vực sông Tây-giang, miền Quảng-đông và Quảng-tây,
người Bách-Việt cũng đã làm ruộng theo kỹ thuật thô sơ như
ở Hải-nam.
Về kỹ thuật thì người Bách-Việt hẳn cũng đã biết kỹ
thuật đồ đồng như người Ngô-Việt, nhưng ở miền Bách-Việt
này chắc là kỹ thuật đồ đồng và đồ gốm còn kém kỹ thuật ở
miền trên.
Bách-Việt, miền rất giầu sản vật quý báu vốn làm mồi
nhử lòng tham vọng của người Trung-quốc. Những sản vật
quý báu ấy đại khái là : sừng tê, ngà voi, đồi mồi, chân trâu,
ngọc cơ, bạc, đồng, trái cây (quả nhãn và quả vải), vải gai.
Người Bách-Việt đã biết nuôi ngũ súc là bò dê lợn gà chó ; vì
ít giao thông bằng đường bộ nên họ không dùng ngựa.
Họ không thạo nghề thương mại, song người Trung-
quốc đem thuyền buôn đến mua vật thổ sản, nhất là ở miền
Quảng-đông, cho nên Phiên-ngung là một nơi đô hội lớn.
Những thị trấn khác như Hợp-phố, Từ-văn cùng là nơi thuyền
buôn Trung-hoa hay lui tới.
Về kiến-trúc, chúng ta không rõ người Bách-Việt đã biết
làm gì. Lưu-An nói họ không có thành ấp, tất họ không có
thành trì như người nước Việt trong thời cường thịnh, mà chỉ
nhờ địa thế hiểm trở mà phòng địch thôi.
Về văn-hóa tinh thần, hẳn rằng người Bách-Việt cũng
không khác người nước Việt mấy. Người Hán-tộc cũng cho họ
là khinh bạc, và hiếu chiến.
Về chế độ xã-hội thì có lẽ phần nhiều các nhóm Bách-