Page 42 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 42

đất  Điền-trì  (tỉnh  Vân-Nam  ngày  nay)  là  đất  nước  Sở  mới

           chiếm. Có lẽ con vua Thục lánh thân ở đất ấy thuộc phạm vi

           thế lực của Sở là nước cừu địch của Tần. Có lẽ dung thân ở

           một vùng nào trong đất Điền-trì tiếp cảnh với đất Tây-Âu và

           Lạc-Việt, con vua Thục đã tự xưng là Thục-vương để tự ủy,

           và có lẽ đến đời sau, con Thục-vương ấy cảm thấy đất dung

           thân  là  nơi  chật  hẹp  nghèo  nàn  lại  tiếp  cảnh  với  miền  đất

           nhà Tần mới chinh phục sau khi diệt được lục quốc mà thống

           nhất Trung-hoa, thì không thể dễ dàng phát triển, bèn đem

           đồ đảng lấn đất Tây-Âu và Lạc-Việt ở miền Đông-Nam. Thục-

           Phán hẳn là đi theo lối con đường xe lửa Điền-Việt ngày nay,

           qua Khúc tịnh, Mông-tự, rồi theo sông Hồng-hà qua đến đất

           Lạc-Việt. Ở đó Phán cướp được trung tâm điểm đất Lạc-Việt

           là  Mê-linh,  hạ  vua  Lạc-Việt  xuống  làm  tù  trưởng  cho  giữ

           miền Mê-linh làm thái ấp ; có lẽ Phán thần phục được luôn

           các  bộ  lạc  Tây-Âu  ở  miền  Nam  Quảng-tây,  giao  cho  tù

           trưởng họ là Dịch-Hu-Tống trông nom. Sau khi đã hàng phục

           được cả hai nhóm Lạc-Việt và Tây-Âu, Thục-Phán họp lại làm

           một nước, đặt tên là Âu-Lạc – có ý là do Tây-Âu và Lạc-Việt

           họp  thành  –  và  đóng  đô  ở  miền  Cổ-loa  ngày  nay,  tự  xưng

           hiệu là An-dương-vương, có lẽ là muốn nhớ lại tên cố hương

           là Hoa-dương, tên miền đất nước Thục ở Tứ-xuyên.


                   Việc Thục-Phán vào đất Việt có lẽ xảy ra trước khi quân

           Tần đánh Tây-Âu (năm 245 tr.k.ng.)


                   Truyền thuyết cho chúng ta biết rằng An-dương-vương

           xây thành theo hình trôn ốc, và dùng nỏ thần của thần Kim-

           qui cho để giữ nước. Chúng ta có thể suy đoán rằng sau khi

           dựng nước,  Thục-Phán tất  đã đem văn  hóa của  quê hương

           mình là nước Thục mà du nhập cho người Việt, đã đem chế

           độ qui mô của nước Thục cũ mà đoàn kết các bộ-lạc người
   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47