Page 46 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 46
đất từ phía nam đèo Ngang đến miền nam đèo Hải-vân, là
miền trung phần của xứ Trung-kỳ. Theo sách Hán-thư thì
quận này gồm 15.460 nhà, 69.485 người, có 5 huyện là
Chu-ngô, Tỳ-cảnh, Lô-dung, Tây-quyển và Tượng-lâm. Theo
chúng tôi suy đoán thì buổi đầu nhà Hán đặt trị-sở Nhật-nam
ở Tây-quyển, tại nơi mà người Chiêm-thành sau này sẽ đặt
thành Khu-túc để giữ biên giới của họ ở phía Bắc, tức ở làng
Cao-lao-hạ, huyện Bố-trạch, gần cửa sông Gianh tỉnh
11
Quảng-bình . Cư dân ở quận ấy đại khái là các bộ-lạc về
giống Anh-đô-nê, rải rác trong rừng rậm và trên bờ sông bờ
biển – di duệ các bộ lạc ấy hiện nay là người Mọi. Nhưng
trên bờ sông Gianh và sông Nhật-lệ đã có ít nhiều người Lạc
Việt ở rồi, chứng cứ là những đồ đồng đào được ở đó giống
hệt những đồ đồng đào được ở Đông-sơn.
Nhà Hán họp ba quận Giao-chỉ, Cửu-chân và Nhật-nam
vào với sáu quận : Nam-hải, Thương-ngô, Uất-lâm, Hợp-phố,
Đạm-nhĩ, Châu-nhai đặt ở địa bàn của nước Nam-Việt cũ làm
Giao-chỉ-bộ, cũng gọi là Giao-châu. Có lẽ trị-sở của Giao-
châu buổi đầu là Mê-linh cùng một nơi với quận-trị Giao-chỉ.
Trong hai quận Giao-chỉ và Cửu-chân, nhà Hán vẫn giữ
hai quan Điển-sứ của nhà Triệu cho làm Thái-thú để trông
nom các lạc-tướng mà việc trị dân thì vẫn để cho lạc-tướng
như cũ ; ý nhà Hán cũng muốn bắt chước chính sách nhu
viễn của nhà Triệu, chưa muốn đụng chạm gì đến nội bộ tổ
chức của người Lạc-Việt, (ở quận Nhật-nam, có lẽ nhà Hán
cũng đặt một quan Thái-thú để cầm chừng, chứ dân bản xứ
vẫn được tự do như trước). Các lạc-tướng chỉ phải mỗi năm
nộp thuế cống cho Thái-thú, còn lạc-dân thì cũng như xưa,
vẫn làm ruộng (có lẽ như kiểu dân Mường làm ruộng cho
Quan-lang ngày nay, theo một chế-độ tương tự với chế-độ