Page 51 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 51
tỉnh Tứ-xuyên và tỉnh Vân-nam rồi xuống Bắc-kỳ, trong khi
một nhánh khác của nó lẩn vào miền Nam Trung-hoa rồi
phối hợp với nghệ thuật thổ trước mà sinh ra nghệ thuật
Chiến-quốc ở miền Giang Hoài. Nhà khảo cổ học Goloubew –
L.Finot cũng theo ý kiến ấy – thì lại cho rằng : kỹ-thuật đồ
đồng ở Đông-sơn là do kỹ thuật đồ đất của người Anh-đô-nê
thổ trước chịu ảnh hưởng của nghề đúc đồng do người Hán-
tộc dạy cho họ sau khi ho bị quân nhà Tần chinh phục. Ở
đây chúng tôi không thể biện bác hai thuyết ấy, vì chúng ta
sẽ phải đi vào những chi tiết phức tạp rườm rà ; chúng tôi
chỉ xin nói rằng các nhà khảo-cổ-học Tây-phương mỗi người
chỉ đứng trong phạm vi nghiên cứu chuyên môn của mình
mà không chịu khó tìm đến những tài liệu chắc chắn về sử
học – họ chỉ bằng vào những thuyết lưu hành – nên ý kiến
mỗi người đều có tính chất thiên lệch. Theo chúng tôi suy
cứu thì kỹ-thuật đồ đồng, người Ngô Việt đã biết đến một
trình độ rất cao, mà miền Ngô Việt chính là tổ quốc của cái
nghệ-thuật đồ đồng mà ảnh hưởng với phương Bắc đã sinh
ra nghệ-thuật Chiến-quốc, ảnh hưởng với phương Nam đã
sinh ra nghệ thuật Đông-sơn. Có lẽ trong thời đại Ngô-Việt,
người Lạc-Việt ở miền Phúc-kiến đã biết kỹ thuật đồ đồng ấy
rồi ; đến sau khi nước Việt bị diệt, có lẽ người Lạc-Việt lại di
cư đến miền lưu vực sông Nhị và sông Mã đã làm môi giới để
du nhập kỹ-thuật đồ đồng có tiếng của người Việt vào miền
Nam. Về phương diện kỹ-thuật thì hiện trạng của khảo cổ
học chưa cho chúng ta thấy rõ chỗ giống nhau của đồ đồng ở
Đông-sơn và đồ đồng ở Chiết giang, nhưng về phương diện
nghệ thuật thì người ta thấy mối liên lạc mật thiết giữa hai
nghệ thuật đồ đồng ấy. Song từ khi truyền đến miền Bắc
Việt-Nam thì kỹ-thuật đồ đồng có lẽ đã chịu ít nhiều ảnh