Page 48 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 48
VI. VĂN HOÁ LẠC VIỆT
Chúng tôi đã đoán rằng người Lạc-Việt đến ở miền Bắc
Việt-Nam là tự miền diên hải Phúc-kiến di cư đến. Nhưng
trước khi họ đến thì ở trung châu sông Nhị và sông Mã đã có
người ở chưa ? Những cuộc khai quật tiền-sử-học chưa cho
chúng ta đủ tài liệu để trả lời chắc chắn câu hỏi ấy. Người ta
chỉ mới biết rằng tại những miền lèn đá ở mép trung châu
Bắc-kỳ (Phố Bình-gia và làng Cườm ở Bắc sơn, Hòa-bình, chợ
Gành) và ở miền bắc Trung-kỳ (Đa-bút ở Thanh-hóa, Cầu-
giát ở Nghệ-an), cho đến cả miền Minh-cầm ở Quảng-bình,
ngày xưa vốn có một giống người Anh-đô-nê ở ; văn hóa của
họ là văn hóa đồ đá mới. Nhà bác học L.Finot cho rằng giống
người Anh-đô-nê ấy do bán đảo Ấn-độ di cư đến bán đảo Ấn-
độ-chi-na ; nhà bác-học Sylvain Lévy thì cho rằng kỹ-thuật
đồ đá trau mà ngày nay ta thấy di tích ở suốt cả Ấn-độ-chi-
na là do người Anh-đô-nê tự ngoài đem tới. Với những đống
vỏ sò vỏ điệp người ta tìm thấy ở nhiều nơi có di tích sinh
hoạt của người Anh-đô-nê, chúng ta có thể đoán rằng buổi
đầu, những người Anh-đô-nê ấy làm nghề chài lưới ở miền
bờ sông bờ biển, nghĩa là họ ở cả miền trung châu xứ Bắc-kỳ
và phía bắc Trung-kỳ, chứ không phải chỉ ở miền đồi núi ở
mép trung-châu mà thôi.
Người Lạc-Việt khi đến đó hẳn là tiếp xúc với ngươi Anh-
đô-nê ấy. Sự gặp gỡ ấy có gây nên những cuộc xung đột
kịch liệt không ? Điều ấy chúng ta chưa biết được. Song
chúng ta nên nhận xét điều này : Người Lạc-Việt mà chúng
tôi đoán cũng là một giống Anh-đô-nê làm nghề chài lưới,
tiếp xúc với những người thổ trước ở miền Bắc Việt-Nam có