Page 49 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 49

lẽ là tiếp xúc với người đồng chủng có phương thức sinh hoạt

           tương  tự.  Có  lẽ  một  phần  dân  thổ  trước  dần  dần  bị  người

           Lạc-Việt đồng hóa dễ dàng, còn một phần thì bị dồn lùi về

           miền  đồi  núi,  tức  là  những  người  mà  các  nhà  địa-chất-học

           phát hiện được những hài cốt và di vật như chúng ta đã biết.

           Vậy chúng ta có thể ức đoán rằng người Lạc-Việt trong nước

           Âu-Lạc của An-dương-vương là người Lạc-Việt ở Phúc-kiến di

           cư đến pha giống trong một phần nào với người Anh-đô-nê

           là  dân  đã  chiếm  cứ  địa  bàn  ấy  từ  xưa.  Người  Lạc-Việt  ở

           Phúc-kiến là người Việt-tộc, đã tiếp xúc với người Hán-tộc về

           giống  Mông-gô-lích  từ  lâu,  tất  nhiên  đã  có  pha  lộn  yếu  tố

           Mông-gô-lích  cho  nên  chúng  ta  có  thể  nói  rằng  người  Lạc-

           Việt  ở  Âu-Lạc  đã  là  một  giống  người  tạp  chủng,  gồm  rất

           nhiều yếu tố Anh-đô-nê và một chút ít yếu tố Mông-gô-lích.

           Có lẽ cái đầu lâu gồm cả tính chất Anh-đô-nê và Mông-gô-

           lích mà nữ-sĩ Colani tìm được trong một cái hầm mộ ở Làng

           Cườm (Bắc-sơn) là của một người Lạc-Việt nào lạc lõng vào

           trong đám người Anh-đô-nê mà họ đã dồn lùi lên miền rừng

           núi.


                                                           *


                   Người Lạc-Việt khi mới đến miền bắc Việt-Nam, hẳn là

           họ  vẫn  làm  nghề  chài  lưới  như  ở  miền  diên  hải  Phúc  kiến.

           Nhưng  có  lẽ  sau  khi  họ  đã  đồng  hóa  người  Anh-đô-nê  mà

           làm chủ nhân ông ở miền trung-châu sông Nhị và sông Mã

           rồi thì, trừ những nhóm ở bờ biển bờ sông, phần nhiều dân

           Lạc-Việt  đã  theo  sinh  hoạt  định  cư  mà  lấy  canh  nông  làm

           nghề  chính.  Sách  Quảng-châu-ký chép  rằng  đất  Giao-chỉ  –

           tức là đất Lạc-Việt ở trung châu Bắc kỳ – có ruộng gọi là lạc

           điền, theo nước thủy triều lên xuống mà làm. Nhưng dân cư

           ở miền đất cao trên núi thì có lẽ làm rẫy như người Mường
   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54