Page 54 - Nguồn gốc dân tộc Việt Nam
P. 54
Về chế-độ xã hội thì có lẽ khi người Lạc-Việt mới đến họ
còn theo chế độ thị-tộc cũng như những người Thổ trước
Anh-đô-nê. Dần dần, với sự phát triển của nông nghiệp
trong xã hội thị-tộc đã xuất hiện gia tộc phụ hệ, song ở
những miền hẻo lánh và rừng núi thì chế-độ thị-tộc vẫn còn
đậm đà cho nên sách (Hậu Hán thư q.116) mới chép rằng :
« người Giao-chỉ không phân biệt trưởng ấu… người Lạc-Việt
không biết lễ giá thú, chỉ theo đàm hiếu mà không biết tình
cha con, không biết đạo vợ chồng, nghĩa là không có tổ chức
gia-tộc theo chế độ phụ hệ, chế-độ tôn-pháp như người
Trung quốc ». Theo lời sớ của Tiết-Tôn ở đời Tam-quốc (Tam
quốc chí q.53) thì « khi mới thuộc Hán, người Giao-chỉ ở
huyện Mê-linh và người Cửu-chân ở huyện Đô-lung – tức
người Lạc-Việt – hễ anh chết thì em lấy chị dâu, đó là di tích
của chế độ thị tộc mẫu hệ. Song, nếu di-tích của chế-độ thị
tộc còn tồn tại ở đôi nơi thì có lẽ ở những miền trung châu
trình độ tổ chức xã hội của người Lạc-Việt đã vượt khỏi trạng
thái mẫu hệ mà đến phụ hệ rồi, tuy là chưa đến trình độ tôn
pháp như người Hán tộc ».
Về tổ-chức chính trị thì có lẽ các thị-tộc Lạc-Việt chỉ họp
lại thành bộ lạc ở dưới quyền một vị tù-trưởng. Khi người
Lạc-Việt đến miền Bắc Việt-Nam, có lẽ chủ quyền của bộ-lạc
đã bắt đầu có khuynh hướng tập trung mà rốt cuộc thành
một thứ chế-độ phong kiến sơ sài : các bộ-lạc thì ở dưới
quyền tù-trưởng gọi là lạc-tướng, các lạc-tướng thì phục
tòng ít nhiều một vị tù-trưởng có thế lực hơn hết cả gọi là
15
lạc-hầu hay lạc-vương – lạc-hầu và lạc-vương, theo ý
chúng tôi chỉ là một – Có lẽ các thị-tộc bấy giờ đã định cư
mà thành những thôn ấp đầu tiên, ở dưới quyền một gia-
trưởng gọi là bồ chính. Chế-độ phong-kiến ấy có lẽ còn di